Xem phim hướng dẫn
1. Nội dung
Giúp kế toán tạo các dữ liệu kế toán mới để làm việc.
2. Các bước thực hiện
1. Tại màn hình đăng nhập, nhấn Hủy bỏ.
2. Chọn Tạo mới dữ liệu kế toán (hoặc vào menu Tệp\Tạo mới dữ liệu kế toán).
3. Nhấn Tiếp theo để bắt đầu quá trình tạo dữ liệu kế toán mới.
4. Tại bước 1. Thông tin dữ liệu, khai báo các thông tin sau:
- Tại mục Máy chủ SQL: Nhấn biểu tượng mũi tên, chọn máy chủ lưu dữ liệu kế toán cần tạo: thông thường tên máy chủ có dạng Computer name\MISASME2020(VD: PMTAM\MISASME2020), nếu không tìm thấy máy chủ này có thể chọn máy chủ có dạng Computer name\MISASME2019; Computer name\MISASME2017
- Tại mục Tên dữ liệu: Đặt tên cho dữ liệu kế toán.
Lưu ý: Tên dữ liệu không được chứa ký tự đặc biệt như / \ [ ] * ? ` ~ ! ^ # & : và độ dài không quá 256 ký tự. Ngoài ra khuyến nghị tên dữ liệu viết liền, không dấu. Ví dụ: KETOAN2019
- Tại mục Đường dẫn lưu trữ: Chọn lại nơi lưu dữ liệu kế toán (nếu cần)
Lưu ý:
- Dữ liệu được lưu trữ ở đây là dữ liệu gốc, luôn cập nhật những thay đổi mới nhất mỗi khi có sự thay đổi trên dữ liệu, và Kế toán có thể khôi phục lại để làm việc trong các trường hợp như máy tính bị hỏng, lỗi, phải cài lại Win nhưng chưa kịp sao lưu dữ liệu. Vì vậy, nên chọn đường dẫn lưu dữ liệu kế toán sang ổ khác với ổ cài đặt windows (ổ C) của máy tính, để tránh trường hợp mất dữ liệu khi cài đặt lại windows.
- Thư mục lưu dữ liệu phải không để thuộc tính nén thì mới có thể tạo được dữ liệu kế toán. Xem hướng dẫn bỏ thuộc tính nén của thư mục tại đây.
5. Nhấn Tiếp theo.
6. Tại bước 2. Thông tin người dùng: Khai báo thông tin người dùng quản trị dữ liệu của đơn vị (Đây là người dùng có toàn quyền với dữ liệu được tạo và có thể phân quyền cho người dùng khác vào sử dụng phần mềm)
Lưu ý: Mỗi dữ liệu chỉ có một tài khoản quản trị dữ liệu duy nhất, khi người dùng Quản trị dữ liệu chuyển công tác, thay đổi vai trò, vị trí công việc… thì cần bàn giao lại quyền quản trị cho một người dùng khác. Xem hướng dẫn bàn giao tại đây.
7. Tại bước 3. Thông tin doanh nghiệp:
-
-
- Nhập Mã số thuế của đơn vị sau đó nhấn Lấy thông tin, nếu có mạng internet, chương trình sẽ tự động lấy lên Tên và Địa chỉ theo dữ liệu của cơ quan thuế (hoặc có thể tự khai báo các thông tin này nếu muốn).
- Lựa chọn xem dữ liệu được tạo có hạch toán đa chi nhánh hay không.
-
8. Nhấn Tiếp theo.
9. Tại bước 4. Lĩnh vực hoạt động, khai báo các thông tin sau:
- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là Thượng mại, dịch vụ và/hoặc Sản xuất, xây lắp.
- Lựa chọn các nghiệp vụ sẽ được doanh nghiệp sử dụng trên phần mềm như: Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng… => Riêng nghiệp vụ Giá thành chỉ lựa chọn được nếu tích chọn lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là Sản xuất, xây lắp.
- Trường hợp doanh nghiệp có sử dụng nghiệp vụ Giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành sẽ áp dụng là: Giản đơn, Hệ số, tỷ lệ, Công trình, Đơn hàng hoặc Hợp đồng.
- Với các dữ liệu đa chi nhánh, lựa chọn sử dụng các danh mục: khách hàng/nhà cung cấp, nhân viên, vật tư hàng hoá, tài khoản ngân hàng, đối tượng tập hợp chi phi và công trình chung hay riêng giữa các chi nhánh.
10. Nhấn Tiếp theo.
11. Tại bước 5. Dữ liệu kế toán, khai báo các thông tin về năm tài chính, chế độ kế toán, hoá đơn, loại tiền áp dụng ở doanh nghiệp.
Lưu ý:
1. Để lựa chọn chính xác chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp có một số lưu ý sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa: là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
- Căn cứ để lựa chọn chế độ kế toán cho doanh nghiệp (căn cứ theo điều 2 của Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016):
- Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ.
- Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán… đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp nhận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
- Những điểm khác nhau cơ bản giữa Thông tư 200 và Thông tư 133:
- Hệ thống tài khoản kế toán:
- Thông tư 200 có một số TK mà Thông tư 133 không có: 113, 157, 158, 161, 212, 213, 521, 641,…
- Thông tư 200 có tạo nhiều tiết khoản mà Thông tư 133 không tạo: 1113, 1123, 153, 155, 156, 334, 413, 611, 821…
- Mẫu biểu báo cáo: Báo cáo tài chính theo thông tư 133 chia thành 2 nhóm: Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Tài khoản tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành: Thông tư 200 sử dụng các TK 154, 621, 622, 623, 627 còn Thông tư 133 sử dụng TK 154, vì vậy cách hạch toán và tính giá thành trên phần mềm sẽ được thực hiện khác nhau giữa 2 chế độ.
2. Nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm để quản lý phát hành hóa đơn thì tích chọn Sử dụng phần mềm để quản lý phát hành hoá đơn. => Tích chọn Tôi đã đọc, hiểu và đồng ý với các thoả thuận quyền sử dụng trên, sau đó nhấn Đồng ý.
12. Nhấn Tiếp theo.
13. Tại bước 6. PP tính giá xuất kho: Lựa chọn một trong bốn phương pháp tính giá xuất kho là Bình quân cuối kỳ, Bình quân tức thời, Nhập trước xuất trước hoặc Đích danh.
14. Nhấn Tiếp theo.
15. Tại bước 7. PP tính thuế GTGT: Lựa chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu.
16. Nhấn Tiếp theo.
17. Kiểm tra lại các thông tin về dữ liệu đã khai báo, Nhấn Thực hiện.
18. Nhấn OK để kết thúc quá trình tạo dữ liệu kế toán mới.
19. Nhấn Đồng ý, để đăng nhập vào dữ liệu kế toán vừa tạo mới.
20. Với lần đăng nhập đầu tiên, cần thực hiện Xác thực thông tin tài khoản.