Mục đích
Từ thực tế công việc và nhu cầu sử dụng phần mềm, kế toán mong muốn có thể lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp từ chương trình.
Kể từ phiên bản R23, trên MISA SME.NET2015 cho phép lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
Cách thao tác
1. Hướng dẫn lập Báo cáo LCTT (Phương pháp gián tiếp) tại phân hệ Tổng hợp:
•Tại phân hệ Tổng hợp, chọn tab Lập BCTC, nhấn nút Thêm trên thanh công cụ chọn Báo cáo tài chính hoặc nhấn chuột phải chọn chức năng Báo cáo tài chính, xuất hiện giao diện chọn tham số:
•Chọn kỳ báo cáo (Ví dụ Quý I năm 2016)
•Chọn phụ lục kê khai: Báo cáo chính là Bảng cân đối kế toán, NSD chọn thêm phụ lục là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (PP gián tiếp) để lập đồng thời.
•Nhấn Đồng ý, màn hình báo cáo sẽ hiển thị tab Bảng Cân đối kế toán đầu tiên, NSD chọn tab B03-DN-GT để thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cụ thể:
•Việc thiết lập Báo cáo LCTT gián tiếp thực hiện qua các bước:
✓Bước 1: Xác định loại nghiệp vụ phát sinh chứng từ cho các khoản điều chỉnh
✓Bước 2: Xác định hoạt động lưu chuyển tiền tệ của Số dư ban đầu (tài khoản chi tiết theo đối tượng)
✓Bước 3: Xác định hoạt động lưu chuyển tiền tệ của Số dư ban đầu (tài khoản không chi tiết theo đối tượng)
✓Bước 4: Xác định hoạt động lưu chuyển tiền tệ của Chứng từ phát sinh
•NSD nhấn chức năng Chọn nghiệp vụ và hoạt động LCTT cho các chứng từ để thực hiện 4 bước nêu trên:
•Bước 1: Xác định loại nghiệp vụ phát sinh chứng từ cho các khoản điều chỉnh:
Việc chọn loại nghiệp vụ để xác định các chứng từ phát sinh thuộc nghiệp vụ nào thì sẽ đưa vào chỉ tiêu điều chỉnh tương ứng với nghiệp vụ đó (Bút toán hạch toán có thể giống nhau nhưng nghiệp vụ khác nhau thì sẽ điều chỉnh ở chỉ tiêu khác nhau).
Chương trình đã lọc sẵn các chứng từ phát sinh liên quan để NSD chọn loại nghiệp vụ. NSD cần phân biệt chứng từ nào sẽ lấy vào loại nghiệp vụ nào, không thực hiện chọn tất cả chứng từ vào một loại nghiệp vụ, chứng từ nào không thuộc nghiệp vụ nào thì để trống giá trị tại cột Nghiệp vụ.
✓Loại nghiệp vụ “Nghiệp vụ thanh lý nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT”: nghiệp vụ này liên quan đến chỉ tiêu “Điều chỉnh Lãi, lỗ từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT”. Thông thường liên quan đến nghiệp vụ này phát sinh doanh thu hạch toán Có TK 711 (hoặc 511); phát sinh chi phí hạch toán Nợ TK 811 (hoặc có TK 6xx) để thực hiện. Vì vậy, NSD lọc tài khoản như sau: TK Nợ là 811; TK Có là 711 (có thể kèm theo diễn giải là thanh lý nếu đơn vị có ghi chú trên diễn giải chứng từ hạch toán) xem xét có phải nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định, BĐSĐT không, nếu đúng thì chọn nghiệp vụ “Nghiệp vụ thanh lý nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT”. (Có thể chọn nhiều dòng và kích chuột phải để chọn nghiệp vụ tương ứng. Trường hợp tất cả chứng từ đã lọc cùng thuộc 1 nghiệp vụ thì có thể chọn nghiệp vụ ở mục Chọn nghiệp vụ áp cho tất cả chứng từ và nhấn Áp dụng).
✓Loại nghiệp vụ “Đánh giá lại tài sản góp vốn, đầu tư”: nghiệp vụ này liên quan đến chỉ tiêu “Lãi, lỗ từ việc đánh giá lại tài sản phi tiền tệ mang đi góp vốn, đầu tư vào đơn vị khác”. Khi mang tài sản đi góp vốn, đầu tư thực hiện đánh giá lại tài sản nếu chênh lệch lãi thì phản ánh vào bên Có TK 711, chênh lệch lỗ thì phản ánh vào bên Nợ TK 811. Vì vậy, NSD lọc tài khoản như sau: TK Nợ là 811; TK Có là 711 (có thể kèm theo diễn giải là góp vốn, đầu tư) và kiểm tra chứng từ phát sinh nếu đúng là nghiệp vụ đưa tài sản đi góp vốn, đầu tư thì chọn loại nghiệp vụ tương ứng là “Đánh giá lại tài sản góp vốn, đầu tư”.
✓Loại nghiệp vụ “Bán thu hồi các khoản Đầu tư tài chính”: Nghiệp vụ này liên quan đến chỉ tiêu “Lãi, lỗ từ bán, thu hồi các khoản đầu tư tài chính (không bao gồm lãi, lỗ mua bán chứng khoán kinh doanh)”. Khi bán thu hồi các khoản đầu tư tài chính mà phát sinh lãi thì hạch toán Có TK 515, nếu phát sinh lỗ thì hạch toán Nợ TK 635. Vì vậy, NSD lọc TK Nợ là TK 635; TK Có là TK 515, kiểm tra chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bán thu hồi các khoản đầu tư tài chính và chọn loại nghiệp vụ tương ứng.
✓Loại nghiệp vụ “Lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi đầu tư định kỳ”: Nghiệp vụ này liên quan đến chỉ tiêu “Lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi đầu tư định kỳ”. Khi phát sinh lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi đầu tư định kỳ thường hạch toán vào phát sinh Có TK 515. Vì vậy, NSD lọc TK Có là TK 515, chứng từ nào liên quan đến lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia hoặc lãi đầu tư định kỳ thì chọn vào nghiệp vụ tương ứng.
✓Loại nghiệp vụ “Chi phí lãi vay, chi trả lãi vay”: Nghiệp vụ này liên quan đến chỉ tiêu “Chi phí lãi vay”, “Tiền lãi vay đã trả”. Khi phát sinh chi phí lãi vay, chi trả lãi vay thì hạch toán vào bên TK Nợ 635 (hoặc giảm chi phí lãi vay hạch toán Có TK635). Vì vậy, NSD lọc TK Nợ là TK 635 hoặc TK Có 635 và chọn nghiệp vụ tương ứng.
Ví dụ về xác định loại nghiệp vụ là Chi phí lãi vay:
Lưu ý khác trong phần chọn nghiệp vụ điều chỉnh:
➢ Nghiệp vụ đánh giá lại tài khoản ngoại tệ không hạch toán chênh lệch tỷ giá qua TK 413 theo chế độ mà hạch toán thẳng qua TK 515, 635: Trường hợp này số liệu chênh lệch tỷ giá sẽ không lên chỉ tiêu “04-Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại TK các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ”. NSD cần lưu ý:
+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá đã hạch toán Nợ TK Liên quan/ Có TK 515 thì thực hiện sửa công thức tại chỉ tiêu 04: Thêm công thức - PhatsinhDU(TK Liên quan/515).
+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá đã hạch toán Nợ TK 635/Có TK Liên quan thì thực hiện sửa công thức tại chỉ tiêu 04: Thêm công thức + PhatsinhDU(635/TK Liên quan).
Ví dụ: Công ty có phát sinh lãi do đánh giá lại TK 341 (Phát sinh nguyên tệ USD) và hạch toán Phát sinh đối ứng Nợ TK341/Có TK515. Khi lập Báo cáo LCTT (PP Gián tiếp), NSD thực hiện điều chỉnh lại công thức chỉ tiêu 04 trên Báo cáo LCTT bằng cách nhấn vào chức năng “Thiết lập công thức” trên thanh công cụ để thực hiện thiết lập bổ sung công thức.
➢ Nghiệp vụ thanh toán lãi vay:
+ Nếu thanh toán bằng tiền hoặc tăng nợ gốc là các nghiệp vụ thanh toán thông thường (Hạch toán Nợ TK 635/Có TK 11x, 341, 311) thì tại bước chọn nghiệp vụ chỉ cần chọn nghiệp vụ là Chi phí lãi vay.
+ Nếu thanh toán bằng các hình thức khác như trừ vào công nợ phải thu, công nợ phải trả (Hạch toán Nợ TK 635/Có TK 131, 3335...) thì nghiệp vụ chọn là Chi phí lãi vay, đồng thời Sửa lại công thức thiết lập tại chỉ tiêu 09- Tăng, giảm các khoản phải thu: Thêm công thức là “- PhatsinhDU_ChiTietChiPhiLaiVayChiTraLaiVay (635/131) - PhatsinhDU_ChiTietChiPhiLaiVayChiTraLaiVay(635/3335)” (tương tự tài khoản khác nếu có phát sinh
Trường hợp hạch toán Nợ TK 635/Có TK 131, 3335...nhưng không phải nghiệp vụ chi phí lãi vay thì không cần chọn loại nghiệp vụ và không cần sửa công thức cho nghiệp vụ này.
•Bước 2. Xác định hoạt động lưu chuyển tiền tệ của số dư ban đầu (Tài khoản chi tiết theo đối tượng):
Sau khi thực hiện xong bước 1 nhấn “Tiếp theo” để thực hiện xác định hoạt động lưu chuyển tiền tệ cho Số dư ban đầu của tài khoản chi tiết theo đối tượng.
Chương trình sẽ load lên số dư ban đầu của tài khoản chi tiết theo đối tượng và mặc định loại hoạt động của các số dư này là “Hoạt động sản xuất kinh doanh”. Tuy nhiên NSD cần xác định số dư công nợ phát sinh cho hoạt động nào thì tách số dư tương ứng cho hoạt động đó. Ví dụ: Số dư tài khoản 331 là do mua sắm Tài sản cố định năm trước chuyển sang thì số dư 331 tương ứng sẽ hoạt hoạt động đầu tư.
NSD kiểm tra và phân lại loại hoạt động cho các đối tượng tương ứng từng hoạt động như sau:
- Cách 1: Lọc các thông tin của đối tượng cần chuyển hoạt động, tại ô “Chọn hoạt động LCTT áp cho tất cả các chứng từ” chọn loại hoạt động cần đổi, nhấn “Áp dụng” để hoàn thành.
- Cách 2: Bấm chuột vào ô hoạt động của dòng đối tượng cần chuyển, nhấn vào hình tam giác đen cuối ô để đổi lại loại hoạt động
- Cách 3: Chọn các đối tượng cần sửa lại hoạt động sang 1 cùng 1 hoạt động khác, kích chuột phải và chọn hoạt động lưu chuyển tiền.
•Bước 3. Xác định hoạt động lưu chuyển tiền tệ của số dư ban đầu (Tài khoản không chi tiết theo đối tượng):
NSD thực hiện phân bổ số dư ban đầu các tài khoản không chi tiết theo đối tượng. Cụ thể dư đầu kỳ của tài khoản nào thuộc hoạt động nào trong số 3 hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính thì sẽ phân bổ cho hoạt động đó.
Việc xác định hoạt động cho số dư ban đầu chỉ phải thực hiện ở kỳ lập báo cáo lưu chuyển đầu tiên, các kỳ tiếp theo sẽ lưu lại của kỳ đã thiết lập trước đó.
•Bước 4. Xác định hoạt động lưu chuyển tiền tệ của chứng từ phát sinh:
Chương trình load lên tất cả chứng từ phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. NSD kiểm tra lại và chọn hoạt động tương ứng: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính .
Lưu ý:
-Chọn hết các nghiệp vụ PS Nợ hoặc Có TK 211,213, 217, 241, 214 vào Hoạt động đầu tư.
-Chọn hết các nghiệp vụ PS Nợ hoặc Có TK 341, 311, 413, 421, 353, 356 vào hoạt động tài chính (Riêng đối với nghiệp vụ thanh toán tiền nợ nhà cung cấp bằng tiền vay Nợ 331/Có 341, nếu tiền nợ là từ mua sắm TSCĐ thì chọn vào hoạt động đầu tư).
-Chứng từ thuộc các nghiệp vụ đã chọn ở bước 1 (trừ nghiệp vụ chi phí lãi vay để là HĐSXKD) thì chọn vào hoạt động đầu tư (chương trình).
-Chọn nghiệp vụ chi tiền thanh toán công nợ PSDU TK 331/11x: trường hợp đơn vị thanh toán cho cả mua sắm TSCĐ và mua vật tư, CCDC khác thì nên tách nghiệp vụ thanh toán thành dòng thanh toán tiền mua TSCĐ riêng, mua vật tư hàng hóa riêng để chọn đúng được hoạt động cho từng khoản: thanh toán mua TSCĐ thì chọn vào hoạt động đầu tư, thanh toán tiền mua Vật tư hàng hóa thì chọn vào hoạt động SXKD.
Sau khi hoàn thành việc phân loại các hoạt động, nhấn Đồng ý để kết thúc việc lập Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (PP Gián tiếp).
NSD kiểm tra lại xem Tiền và tương đương tiền cuối kỳ đã khớp với Bảng cân đối kế toán chưa. Trường hợp báo cáo chưa khớp thì có thể kiểm tra lại Nhật ký chung xem có nghiệp vụ đặc biệt nào hạch toán khác quy định và chưa được thiết lập công thức điều chỉnh ở chỉ tiêu nào thì thiết lập lại công thức.
2. Hướng dẫn xem Báo cáo LCTT (Phương pháp gián tiếp) tại cây Báo cáo:
•Vào cây báo cáo\mục Báo cáo tài chính, chọn báo cáo Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
•Chương trình hiển thị báo cáo: