1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp khi bắt đầu sử dụng
  5. Khi làm việc trên phần mềm thấy các thao tác chậm, phần mềm quay/đứng mất nhiều thời gian thì làm thế nào?
  1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Khi làm việc trên phần mềm thấy các thao tác chậm, phần mềm quay/đứng mất nhiều thời gian thì làm thế nào?
  1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp khi bắt đầu sử dụng
  5. Câu hỏi thường gặp Khác
  6. Khi làm việc trên phần mềm thấy các thao tác chậm, phần mềm quay/đứng mất nhiều thời gian thì làm thế nào?

Khi làm việc trên phần mềm thấy các thao tác chậm, phần mềm quay/đứng mất nhiều thời gian thì làm thế nào?

1. Nội dung

Hướng dẫn các biện pháp nhằm đảm bảo phần mềm có thể chạy tốt với dữ liệu lớn.

2. Hướng dẫn

Phần mềm MISA SME.NET 2020 đáp ứng tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng chứng từ phát sinh < 5000 chứng từ/tháng (bình quân 1 chứng từ có 5 dòng) và dữ liệu kế toán dưới 10GB.

Các bước thực hiện

Bước 1: Cần kiểm tra dung lượng dữ liệu đang làm việc là bao nhiêu bằng cách vào Tệp/ Thông tin dữ liệu…

Lưu ý: Quy đổi theo đơn vị 1024MB (Megabytes) = 1GB (Gigabyte)

 

Bước 2: Kiểm tra cấu hình máy chủ/ máy trạm tại đơn vị đã đáp ứng yêu cầu tối thiểu về cấu hình máy tính để sử dụng tốt MISA SME.NET bằng cách chuột phải biểu tượng Computer (trên desktop) / Properties

 

Bước 3: Tham khảo yêu cầu cấu hình tối thiểu để sử dụng tốt phần mềm tại đây

+ Nếu máy chủ/ máy trạm chưa đáp ứng yêu cầu cấu hình tối thiểu trên khách hàng nên nâng cấp cấu hình máy tương ứng để có thể sử dụng tốt phần mềm.

+ Nếu máy chủ/ máy trạm đã đáp ứng yêu cầu cấu hình tối thiểu trên khách hàng chuyển sang kiểm tra các trường hợp tiếp theo

Trường hợp 1: Dung lượng dữ liệu dưới 10GB

Giải pháp 1: Đối với dữ liệu liên năm

Cần thực hiện tách dữ liệu của mỗi năm tài chính thành một dữ liệu riêng biệt để giảm bớt dung lượng trên từng dữ liệu. Sử dụng chức năng Tạo mới dữ liệu kế toán từ năm trước. Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.

Lưu ý:

  • Thực hiện lần lượt với mỗi năm tài chính muốn tách dữ liệu.
  • Tại bước 2.Thiết lập dữ liệu kế toán mới: Nhập thông tin Ngày bắt đầu hạch toán là ngày bắt đầu năm tài chính muốn tách dữ liệu, chương trình sẽ chuyển toàn bộ số dư đầu năm và chứng từ phát sinh trong năm tài chính ở trên sang dữ liệu mới.

Giải pháp 2: Đối với dữ liệu một năm

Thực hiện Rebuild Index and Shink DB để tối ưu dung lượng dữ liệu theo hướng dẫn tại đây

Trường hợp 2: Dung lượng dữ liệu trên 10GB

Giải pháp 1: Đối với dữ liệu liên năm

Dữ liệu liên năm từ năm 2019 đến năm 2020 (Dữ liệu A)

Bước 1: Tạo dữ liệu kế toán mới (Dữ liệu B), ngày bắt đầu hạch toán là ngày 01/01/2020 theo hướng dẫn tại đây

Bước 2:

+ Tại Dữ liệu A: Xuất khẩu dữ liệu từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2020, anh chị xem hướng dẫn Tại đây
Chú ý:  Bỏ tích chọn “Số dư đầu kỳ”

+ Tại Dữ liệu B: Nhập khẩu dữ liệu theo hướng dẫn Tại đây
Sau khi nhập khẩu xong: Vào Tiện ích/ Bảo trì dữ liệu/ Tích chọn “Ghi sổ các chứng từ chưa ghi sổ”/ Đồng ý
Đối chiếu lại Dữ liệu A và B để khớp dữ liệu: Vào cả 2 dữ liệu/ Tìm kiếm/ tích chọn “Chứng từ chưa ghi sổ” và “Cộng gộp chứng từ”/ Tìm kiếm => Đối chiếu chứng từ chưa ghi sổ giữa Dữ liệu A và B để chỉnh sửa cho khớp.
Chú ý:
– File xml xuất khẩu theo hướng dẫn trên không mở ra xem được mà chỉ dùng để nhập khẩu vào một dữ liệu khác cùng phần mềm
– Trước khi nhập khẩu dữ liệu, nên sao lưu dữ liệu được nhập khẩu

Bước 3: Trên Dữ liệu A, xóa dữ liệu đã xuất khẩu để dung lượng <10GB, xem hướng dẫn xóa theo hướng dẫn Tại đây

Bước 4: Tách dữ liệu kế toán (chọn dữ liệu A để tách, chọn ngày bắt đầu dữ liệu là ngày 01/01/2020) và lấy lại số dư đầu kỳ cho Dữ liệu B theo hướng dẫn Tại đây

Sau khi hoàn chỉnh các bước, anh/chị tiếp tục sử dụng nhập liệu trên Dữ liệu B (có ngày bắt đầu hạch toán là 01/01/2020)

Giải pháp 2: Đối với dữ liệu một năm

Cách 1: Anh/chị cần nâng cấp SQL Server lên phiên bản SQL Server Enterprise hoặc SQL Server Standard (bản có tính phí) để tiếp tục sử dụng (có thể liên hệ Microsoft Việt Nam theo thông tin tại đây) và phục hồi dữ liệu trên SQL này. Hướng dẫn phục hồi dữ liệu Tại đây

Cách 2: Trường hợp này khách hàng nên sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN 2.0. Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây.

Cập nhật 18/05/2021

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay