Thông tư 133/2016/TT-BTC có một số thay đổi về nghiệp vụ so với Quyết định 48/2006/QĐ-BTC như sau:
I. Hệ thống tài khoản:
1. Bỏ đi một số TK:
- Bỏ các TK: 1113, 1123, 142, 144, 159, 171, 221, 244, 311, 315, 351
- Bỏ các TK ngoài bảng Cân đối kế toán
- Bỏ TK giảm từ doanh thu (521) và các tiết khoản tương ứng (5211, 5212, 5213)
- Bỏ các tiết khoản của TK Tài sản cố định hữu hình và vô hình gồm: 21111, 21112, 21113, 21114, 21115, 21118, 21131, 21132, 21133, 21134, 21135, 21136, 21138
2. Bổ sung một số TK:
- Bổ sung các TK: 1386, 151, 3385
- Bổ sung một số TK và các tiết khoản kèm theo: 128, 1361, 228, 336
- Bổ sung các tiết khoản cho TK: 229, 3338, 352
3. Đổi tên một số TK:
121, 229, 2412, 3338, 3386, 3389, 341, 3411, 3412, 411, 4111, 421, 4211, 4212, 5112
(Tham khảo bảng so sánh hệ thống tài khoản TT133 và QĐ48 Tại đây).
II. Thay đổi nguyên tắc kế toán của một số nghiệp vụ
1. Thay đổi nguyên tắc kế toán sản phẩm, hàng hoá dùng để khuyến mại, quảng cáo
- Theo QĐ48: Khi phát sinh hàng khuyến mại, quảng cáo hạch toán như sau:
- Phản ánh xuất kho:
Nợ TK 632
Có TK 155, 156
-
- Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 154, 631, 642
Có TK 511
- Theo TT133: Với hàng khuyến mại, quảng cáo chia ra làm 2 trường hợp sau:
- Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, hạch toán:
Nợ TK 642
Có TK 155, 156
-
- Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (VD: mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm,…) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán). Với trường hợp này hạch toán như sau:
- Khi xuất hàng khuyến mại:
- Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (VD: mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm,…) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán). Với trường hợp này hạch toán như sau:
Nợ TK 632 (Giá thành sản xuất)
Có TK 155
-
-
- Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo:
-
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 33311 (nếu có)
2. Bổ sung thêm cách hạch toán cho các khoản thuế gián thu (GTGT, TTĐB, XK, BVMT và các loại thuế gián thu khác)
a, Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp sau để hạch toán các khoản thuế gián thu:
-
- Tách và ghi nhận riêng số thuế gián thu phải nộp (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp) ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (Giá chưa thuế)
Có TK 333
- Ghi nhận số thuế gián thu phải nộp bằng cách ghi giảm số doanh thu đã ghi chép trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, định kỳ mới ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp, số liệu về doanh thu trên sổ kế toán có sự khác biệt so với doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính:
- Khi bán hàng:Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (Giá đã có thuế)
- Cuối kỳ xác định số thuế phải nộp:Nợ TK 511
Có TK 333
=> Trường hợp không tách ngay được số thuế gián thu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán được ghi nhận doanh thu bao gồm cả số thuế phải nộp và định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp. Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” đều không bao gồm số thuế gián thu phải nộp trong kỳ do về bản chất các khoản thuế gián thu không được coi là một bộ phận của doanh thu.
- Khi bán hàng:Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
b, Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác, được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên các báo cáo:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Phụ lục – Kết quả kinh doanh (của tờ khai quyết toán thuế TNDN)
- Báo cáo tổng hợp, chi tiết lãi lỗ theo công trình/đơn hàng/hợp đồng
3. Thay đổi cách áp dụng tỷ giá hạch toán và đánh giá lại cuối kỳ
a, Đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
- Bên Có các TK tiền, TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua), bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán), có thể áp dụng 1 trong 2 loại tỷ giá sau:
- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền (tỷ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ)
- Tỷ giá giao dịch thực tế: Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm phát sinh hoặc định kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế đối với các trường hợp:
- Bên Nợ các TK tiền, TK phải thu (trừ trường hợp nhận ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì bên Nợ TK 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền nhận ứng trước), bên Nợ các TK phải trả khi ứng trước tiền cho người bán.
- Bên Có các TK phải trả (trừ trường hợp ứng trước cho người bán bằng ngoại tệ thì bên Có TK 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước), bên Có các TK phải thu khi nhận trước tiền của khách hàng.
- …
- Riêng trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập phát sinh có nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước. Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập.
- Riêng trường hợp mua tài sản có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền ứng trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, giá trị tài sản tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.
b, Đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ:
- Tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. (Tỷ giá chuyển khoản trung bình có thể được xác định hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại).
4. Thay đổi nguyên tắc hạch toán tài khoản 511
a, Do trên TT133 bỏ TK 521 các khoản giảm trừ doanh thu, nên nguyên tắc hạch toán của TK 511 bị thay đổi để ghi nhận thêm các khoản giảm trừ doanh thu này. Cụ thể:
-
- Kết cấu bên Nợ của TK 511:
- Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT)
- Các khoản giảm trừ doanh thu
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.Lưu ý: Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu vào bên Nợ TK 511
- Kết cấu bên Có của TK 511: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
- Kết cấu bên Nợ của TK 511:
b, Việc thay đổi cách hạch toán của TK 511, sẽ ảnh hưởng tới cách lấy số liệu của các báo cáo sau:
-
- Báo cáo tổng hợp lãi lỗ theo đơn hàng
- Báo cáo tổng hợp lãi lỗ theo hợp đồng
- Báo cáo tổng hợp lãi lỗ theo công trình
- Báo cáo tổng hợp lãi lỗ theo đơn vị
- Báo cáo chi tiết lãi lỗ theo đơn hàng
- Báo cáo chi tiết lãi lỗ theo hợp đồng
- Báo cáo chi tiết lãi lỗ theo công trình
- Báo cáo chi tiết lãi lỗ theo đơn vị
- Chi tiết công nợ phải thu/phải trả
- Chi tiết công nợ phải thu theo mặt hàng
- Chi tiết công nợ phải thu/phải trả theo công trình
- Chi tiết công nợ phải thu theo đơn vị kinh doanh
- Chi tiết công nợ phải thu theo nhân viên
- Tổng hợp thanh toán công nợ khách hàng
- Tổng hợp thanh toán công nợ khách hàng theo nhân viên
III. Hệ thống chứng từ, sổ sách
-
-
- Các chứng từ kế toán, mẫu sổ sách báo cáo đều thuộc loại hướng dẫn, không bắt buộc, doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu biểu phù hợp
- Thay đổi ký hiệu mẫu sổ cho các sổ:
-
STT |
Tên mẫu sổ |
Ký hiệu theo TT133 |
Ký hiệu theo QĐ48 |
1 |
Sổ quỹ tiền mặt |
S04a-DNN |
S05a-DNN |
2 |
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt |
S04b-DNN |
S05b-DNN |
3 |
Sổ tiền gửi ngân hàng |
S05-DNN |
S06-DNN |
4 |
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa |
S06-DNN |
S07-DNN |
5 |
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa |
S07-DNN |
S08-DNN |
6 |
Thẻ kho (Sổ kho) |
S08-DNN |
S09-DNN |
7 |
Sổ tài sản cố định |
S09-DNN |
S10-DNN |
8 |
Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng |
S10-DNN |
S11-DNN |
9 |
Thẻ Tài sản cố định |
S11-DNN |
S12-DNN |
10 |
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) |
S12-DNN |
S13-DNN |
11 |
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ |
S13-DNN |
S14-DNN |
12 |
Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ |
S14-DNN |
S15-DNN |
13 |
Sổ chi tiết tiền vay |
S15-DNN |
S16-DNN |
14 |
Sổ chi tiết bán hàng |
S16-DNN |
S17-DNN |
15 |
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh |
S17-DNN |
S18-DNN |
16 |
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ |
S18-DNN |
S19-DNN |
17 |
Sổ chi tiết các tài khoản |
S19-DNN |
S20-DNN |
18 |
Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu |
S20-DNN |
S21-DNN |
19 |
Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ |
S21-DNN |
S22-DNN |
20 |
Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán |
S22-DNN |
S23-DNN |
21 |
Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu |
S23-DNN |
S24-DNN |
22 |
Sổ chi phí đầu tư xây dựng |
S24-DNN |
S25-DNN |
23 |
Sổ theo dõi thuế GTGT |
S25-DNN |
S26-DNN |
24 |
Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại |
S26-DNN |
S27-DNN |
25 |
Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm |
S27-DNN |
S28-DNN |
-
-
- Bỏ Bảng cân đối số phát sinh
- Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
-
IV. Hệ thống báo cáo tài chính
-
Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Đối với doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục, sẽ gồm các báo cáo:
- Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) => Gồm 2 mẫu và Doanh nghiệp được lựa chọn mẫu B01a hoặc B01b
- Báo cáo tình hình tài chính (B01a -DNN) => Chỉ tiêu ít hơn, không chia ngắn hạn, dài hạn.
- Báo cáo tình hình tài chính (B01b -DNN) => Nhiều chỉ tiêu nhiều hơn mẫu B01a và các khoản phải thu/phải trả tách ra ngắn hạn, dài hạn (giống mẫu của QĐ48 nhiều hơn so với mẫu B01a).(Tham khảo bảng so sánh Báo cáo tình hình tài chính (TT133) với Bảng cân đối kế toán (QĐ48) Tại đây).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thay đổi công thức tính chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và chỉ tiêu Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm các loại thuế gián thu như: thuế GTGT (kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu Các khoản giảm trừ doanh thu không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp nhỏ và vừa không được hưởng, phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thu trên sổ kế toán TK 511)
- Thay đổi cách lấy số liệu các khoản giảm trừ doanh thu => Không lấy theo TK 521 nữa, mà lấy TK bên Nợ của 511 chi tiết theo từng khoản giảm trừ doanh thu.
- Thay đổi cách lấy số liệu chỉ tiêu Thu nhập khác, Chi phí khác:
- Phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí thanh lý => Đưa vào Thu nhập khác.
- Phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí thanh lý => Đưa vào Chi phí khác.
- Thay đổi công thức tính chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và chỉ tiêu Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (khuyến khích lập, không bắt buộc lập)
- Bỏ 1 số chỉ tiêu do gộp vào chỉ tiêu khác:
- Bỏ chỉ tiêu 6,7 phần II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
- Chỉ tiêu 6 được gộp vào chỉ tiêu 4
- Chỉ tiêu 7 được gộp vào chỉ tiêu 5
- Bỏ chỉ tiêu 5 phần III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính => được gộp vào chỉ tiêu 4
- Bỏ chỉ tiêu 6,7 phần II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
- Thay đổi tên một số chỉ tiêu
- Chỉ tiêu “3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác” sửa thành “3. Tiền chi cho vay, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”.
- Chỉ tiêu “4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác” sửa thành “4. Tiền thu hồi cho vay, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”.
- “Tiền và tương đương tiền đầu năm” sửa thành “Tiền và tương đương tiền đầu kỳ”.
- “Lưu chuyển tiền thuần trong năm” sửa thành “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ”.(Tham khảo bảng so sánh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa TT133) với QĐ48 Tại đây).
- Bỏ 1 số chỉ tiêu do gộp vào chỉ tiêu khác:
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính => Bổ sung sửa đổi nhiều chỉ tiêu để giải thích chi tiết cho Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo tình hình tài chính (Tham khảo Bản thuyết minh báo cáo tài chính Tại đây)
- Bảng cân đối tài khoản
- Không chia thành tài khoản trong bảng và ngoài bảng nữa (vì không còn tài khoản ngoài bảng).
- Thay đổi một số tiêu đề, thêm dòng tiêu đề cột => Tham khảo Bảng cân đối kế toán Tại đây
- Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) => Gồm 2 mẫu và Doanh nghiệp được lựa chọn mẫu B01a hoặc B01b
- Đối với doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, bị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động), bao gồm các báo cáo:
- Báo cáo tình hình tài chính => Mẫu số B01 – DNNKLT
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh=> Mẫu số B02 – DNN (Giống mẫu của doanh nghiệp hoạt động liên tục)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ => Mẫu số B03 – DNN (Giống mẫu của doanh nghiệp hoạt động liên tục)
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính =>Mẫu số B09 – DNNKLT
- Đối với doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục, sẽ gồm các báo cáo:
-
Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ
-
-
- Báo cáo tình hình tài chính => Mẫu số B01 – DNSN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh => Mẫu số B02 – DNSN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính => Mẫu số B09 – DNSN
-