1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 1. Hướng dẫn sử dụng
  4. Menu Nghiệp vụ
  5. Hoá đơn đặt in/tự in
  6. Để phát hành được hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tôi cần làm như thế nào để hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết?

Để phát hành được hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tôi cần làm như thế nào để hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết?

1. Nội dung

Theo Khoản 1, Điều 27, Nghị định 123/2020/NĐ-CP 

“1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn. Thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thì đơn vị phải tiêu hủy hóa đơn, thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

Sau khi nhận được thông báo cơ quan thuế đã chấp nhận tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, doanh nghiệp cần thực hiện hủy các hóa đơn điện tử chưa sử dụng đã thông báo phát hành theo quy định cũ trước khi phát hành hóa đơn theo nghị định 123/2020/NĐ-CP

2. Hướng dẫn

Căn cứ theo nội dung Khoản 2, Điều 27, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người dùng thực hiện hủy hóa đơn theo các bước chi tiết như sau:

Bước 1: Thành lập hội đồng hủy hóa đơn (trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh)

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn (Hội đồng hủy hóa đơn phải bao gồm đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức).

Các thành viên hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

Bước 2: Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 27 nghị định 123/NĐ-CP quy định về nội dung của Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy như sau:

“Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục)”

Trước khi hủy hóa đơn, Hội đồng kiểm kê phải tiến hành kiểm kê số hóa đơn cần hủy, với các chỉ tiêu như quy định trên. Hội đồng kiểm kê phải Lập bảng kiểm kê, ký xác nhận và lưu mẫu tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.

Bước 3: Tiến hành hủy và lập biên bản hủy hóa đơn

Khi hủy hóa đơn, Hội đồng phải lập biên bản hủy hóa đơn. Biên bản ghi rõ thông tin cần thiết của hóa đơn hủy như:

  • Loại hóa đơn, Mẫu hóa đơn, Ký hiệu hóa đơn, từ quyển … đến quyển …, Từ số … đến số …
  • Phương pháp hủy hóa đơn (Cắt góc/Xé nhỏ/Đốt,…)

Biên bản được lập sau khi hóa đơn đã hủy, có đầy đủ chữ ký của những người trong Hội đồng hủy hóa đơn và lưu mẫu tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.

Bước 4: Thông báo kết quả hủy hóa đơn
  • Lập thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
  • Thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy hóa đơn. 

Cập nhật 14 Tháng Ba, 2022
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan