Mua mới tài sản cố định

1. Định khoản

Nợ TK 211                                        Tài sản cố định hữu hình
Nợ TK 212                                        Tài sản cố định thuê tài chính (TT200)
Nợ TK 2112                                      Tài sản cố định thuê tài chính (TT133)
Nợ TK 213                                        Tài sản cố định vô hình (TT200)
Nợ TK 2113                                      Tài sản cố định vô hình (TT133)
Nợ TK 217                                         Bất động sản đầu tư
Nợ TK 1332                                       Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331, 341…   Tổng giá thanh toán

2. Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ mua mới TSCĐ, thông thường có các hoạt động sau:

1. Căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản, nhu cầu sử dụng tài sản, bộ phận có nhu cầu lập yêu cầu mua sắm tài sản.

2. Bộ phận quản lý tài sản (tại đơn vị lớn thường thành lập thành 1 phòng riêng, đối với các đơn vị nhỏ thường là bộ phận hành chính hoặc phòng tổng hợp) kiểm tra sự phù hợp của yêu cầu mua sắm tài sản chuyển Giám đốc phê duyệt.

3. Giám đốc ra quyết định mua sắm tài sản chuyển bộ phận phụ trách mua sắm tài sản.

4. Bộ phận mua sắm tài sản chuẩn bị hồ sơ mua sắm tài sản bao gồm các công việc sau: Xem xét các báo giá (ít nhất là 3 bảng báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau), tổ chức đấu thầu (nếu cần thiết), sau khi xem xét xong sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp.

5. Bộ phận mua sắm tài sản chuyển bộ hồ sơ mua sắm tài sản trên và kết quả lựa chọn nhà cung cấp chuyển Giám đốc phê duyệt.

6. Căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc, Bộ phận mua sắm tài sản thực hiện mua sắm tài sản: Ký hợp đồng mua sắm tài sản, nhận tài sản, hóa đơn mua sắm tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng và các tài liệu có liên quan khác và thông báo cho bộ phận có liên quan.

7. Bộ phận quản lý tài sản và bộ phận mua sắm tài sản nhận tài sản và bàn giao tài sản cho bộ phận sử dụng.

8. Căn cứ vào bộ hồ sơ tài sản, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận tài sản vào thẻ tài sản cố định và sổ theo dõi tài sản cố định theo các bước công việc sau:

    • Khai báo TSCĐ: gắn mã số cho tài sản, khai báo thông tin về tên, số lượng, chủng loại, đặc tính kỹ thuật và các thông tin khác.
    • Xác định và ghi nhận nguyên giá Tài sản cố định dựa trên bộ hồ sơ mua sắm Tài sản cố định.
    • Khai báo bộ phận sử dụng, ngày sử dụng, thời gian tính khấu hao và các thông tin về phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng.

3. Hướng dẫn trên phần mềm

Nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định được thực hiện trên phần mềm theo các bước sau:

Bước 1: Hạch toán nghiệp vụ mua TSCĐ
1. Vào phân hệ Mua hàng, chọn Mua hàng không qua kho

  • Khai báo mua TSCĐ

  • Kê khai thuế.

  • Sau đó nhấn Cất/ Ghi sổ chứng từ

Bước 2: Ghi tăng TSCĐ vào sổ theo dõi TSCĐ
Thực hiện ghi tăng TSCĐ. Xem hướng dẫn tại đây

Lưu ý: Tại tab Nguồn gốc hình thành: chọn nguồn gốc hình thành là Mua mới. Đồng thời, chọn chứng từ là chứng từ mua TSCĐ đã lập ở bước 1

4. Lưu ý

Trường hợp mua tài sản cố định có phát sinh nhiều khoản chi phí, chẳng hạn như mua ô tô nhập khẩu, kế toán thực hiện như sau:

  • Lập chứng từ mua hàng có loại là Mua hàng nhập khẩu không qua kho, hình thức thanh toán là Ủy nhiệm chi.
    • Tab Hàng tiền: Khai báo các thông tin về giá mua của xe ô tô

    • Tab Thuế: Khai báo thông tin thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

  • Lập chứng từ ghi nhận các khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình mua sắm TSCĐ. Ví dụ: Phí trước bạ, phí đăng kiểm…

  • Khi ghi tăng tài sản cố định cần lưu ý:
    • Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các khoản chi phí liên quan (tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng)
    • Tại tab Nguồn gốc hình thành, chọn các chứng từ bao gồm: chứng từ mua TSCĐ và các chứng từ hạch toán chi phí phát sinh liên quan.

Cập nhật 12 Tháng Tám, 2020
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
Tổng đài MISA