Nợ TK 811 Chi phí khác (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào SXKD
Nợ
TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị
còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động dự án, sự
nghiệp
Nợ
TK 353 Quỹ khen thưởng, phú lợi (giá trị còn lại)
=> Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc
lợi
Có TK 211 Nguyên giá
2. Đồng thời, ghi nhận số thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 111, 112, 131...
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 711, 3533...
3. Và ghi nhận chi phí chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 811, 3533
Có TK 111, 112...
2. Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
Thành lập ban thanh lý TSCĐ gồm đại diện bộ phận sử dụng, kế toán, Giám đốc hoặc kế toán trưởng
Sau khi thực hiện thanh lý, nhượng bán các bên cùng ký vào biên bản thanh lý TSCĐ
Kế toán bán hàng xuất hóa đơn bán hàng và ghi nhận thu nhập khác từ việc bán TSCĐ
Kế toán TSCĐ căn cứ vào biên
bản thanh lý TSCĐ, thực hiện ghi giảm TSCĐ cùng với việc ghi nhận doanh
thu, chi phí liên quan đến việc ghi giảm TSCĐ
3. Hướng dẫn trên phần mềm
Bước 1: Ghi giảm TSCĐ mang đi thanh lý
Vào phân hệ Tài sản\tab Ghi giảm, chọn chức năng Thêm.
Chọn lý do ghi giảm là Nhượng bán, thanh lý.
Tab Tài sản: khai báo thông tin tài sản bị ghi giảm, đồng thời chọn lại thông tin TK xử lý giá trị còn lại là TK811.
Tab Hạch toán: ghi nhận bút toán ghi giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán.
Nhấn Cất.
Bước 2: Hạch toán doanh thu và chi phí (nếu có) do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Vào phân hệ Quỹ\tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Thu tiền.
Chọn lý do nộp là Thu khác.
Hạch toán doanh thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, sau đó nhấn Cất.
Lưu ý: Bút toán ghi nhận doanh thu và chi phí của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ còn có thể thực hiện được trên phân hệ Ngân hàng hoặc Tổng hợp tùy thuộc vào phương thức thu tiền.