Nghiệp vụ Tài sản Cách tính khấu hao tài sản cố định theo 3 phương pháp...

Để đảm bảo tuân thủ quy định về tài sản cố định, hàng năm kế toán doanh nghiệp cần tính và ghi nhận khấu hao tài sản cố định. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tính khấu hao tài sản cố định theo 3 phương pháp: đường thẳng, số dư giảm dần có điều chỉnh và số lượng, khối lượng sản phẩm.

1. Cách tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Điều 13, thông tư số 45/2013/TT-BTC);

Khấu hao trung bình hằng năm:

Mức trích khấu hao trung bình hằng năm

= Nguyên giá của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao TSCĐ

Trong trường hợp nếu tài sản cố định bắt đầu hoặc kết thúc khấu hao không phải là ngày đầu hoặc cuối tháng mà lại là ngày trong tháng thì trong trường hợp này ta phải tính mức trích khấu hao trung bình theo từng ngày nhân với số ngày tăng hoặc nhân với số ngày giảm của tài sản cố định trong tháng đó.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp sẵn sàng đưa vào sử dụng 1 tài sản cố định ngày 01/06/2021 có nguyên giá là 720 triệu đồng khấu hao trong vòng 10 năm.

Đơn vị tính: triệu đồng

Mức trích khấu hao TSCĐ trung bình tháng 6/2021

= 720 =

6 ( triệu đồng)

10 x 12

Ví dụ 2: Tương tự như ví dụ 1 nếu ngày tài sản cố định được sẵn sàng đưa vào sử dụng là ngày 25/06/2021 thì mức trích khấu hao sẽ được tính như sau:

Mức trích khấu hao TSCĐ trung bình tháng 6/2021

= 720 x 6 =

1,2 ( triệu đồng)

10 x 12 x 30

Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao theo đường thẳng:

Ưu điểm

Nhược điểm

Dễ tính toán, chi phí được khấu hao đều qua các kỳ sản xuất, được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Chi phí được phân bổ đều qua các kỳ nên khả năng thu hồi vốn chậm

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể khấu hao nhanh trong phương pháp khấu hao  đường thẳng như sau:

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

Ví dụ 3: Công ty mua IT mua một máy móc thiết bị X giá trị 60.000.000 dùng cho hoạt động sản xuất.

Khung khấu hao dành cho Máy móc thiết bị, công tác khác từ 5 năm đến 12 năm.

  • Áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng chọn khung 5 năm ta có:

Mức khấu hao mỗi năm là 12.000.000 (= 60.000.000 : 5)

  • Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh có lãi và mẫu mã máy X sẽ phải sớm thay đổi do công nghệ thay đổi, doanh nghiệp được áp dụng theo khấu hao nhanh trong phương pháp khấu hao đường thẳng có thể chọn mức khấu hao nhiều hơn 12.000.000/ năm, tuy nhiên cần lưu ý.
    • Trường hợp mức khấu hao từ từ 12.000.000 đến 24.000.000 cho mỗi năm: chi phí khấu hao vẫn là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
    • Trường hợp mức khấu hao là 25.000.000 => 1.000.000 (= 25.000.000 – 24.000.000) sẽ là chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

>>> Xem thêm các bài viết về nguyên giá tài sản cố định:

2. Cách tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh;

Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp khấu hao mà mức trích khấu hao hằng năm được tính theo tỷ lệ khấu hao nhanh, do đó mức khấu hao những năm đầu rất lớn, các năm sau sẽ giảm dần; 

Theo Điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  • Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

– Mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định:

Mức khấu hao hằng năm của TSCĐ

= Giá trị còn lại của TSCĐ  x

Tỷ lệ khấu hao nhanh 

– Tỷ lệ khấu hao nhanh: 

Tỷ lệ khấu hao nhanh

= Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x

Hệ số điều chỉnh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo PP đường thẳng

= 1 x

100%

thời gian sử dụng của TSCĐ

– Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC như sau:

Ví dụ 3: Công ty A đầu tư mua mới một thiết bị đo lường thí nghiệm X với nguyên giá là 100 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định là 5 năm.

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo PP đường thẳng = 1 x 100% = 20%
5

Hệ số điều chỉnh với TSCĐ sử dụng trên 4 năm là 2.

Tỷ lệ khấu hao nhanh = 20% x 2 = 40%

Mức khấu hao hằng năm như sau:

Năm Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao luỹ kế cuối năm
1   100,000,000 100,000,000 x 40%   40,000,000   3,333,333     40,000,000
2     60,000,000 60,000,000 x 40%   24,000,000   2,000,000     64,000,000
3     36,000,000 36,000,000 x 40%   14,400,000   1,200,000     78,400,000
4     21,600,000 21,600,000:2   10,800,000     900,000     89,200,000
5     21,600,000 21,600,000:2   10,800,000     900,000   100,000,000

+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh.

+ Bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (21,600,000 : 2 = 10,800,000). Vì năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (21,600,000 x 40%= 8,640.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (21,600,000 : 2 = 10,800,000).

– Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Ưu điểm

Nhược điểm

Khấu hao nhanh vào những năm đầu nên thu hồi vốn nhanh. Do các năm đầu chi phí khấu hao cao nên đây được xem là một trong những biện pháp hoãn thuế của doanh nghiệp.

Tài sản cố định áp dụng phương pháp khấu hao phải thỏa mãn được điều kiện theo điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC.

>>> Xem thêm các bài viết về thanh lý TSCĐ:

3. Cách tính khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Theo điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm được áp dụng trong trường hợp máy móc thiết bị thỏa mãn được các yêu cầu như:

+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định; 

+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế. 

  • Mức khấu hao tính theo 1 đơn vị sản phẩm:

Mức khấu hao tính theo 1 đơn vị sản phẩm

= Giá trị TSCĐ được khấu hao

Tổng sản phẩm SX theo thiết kế của TSCĐ

– Mức khấu hao tính trong 1 tháng:

Mức khấu hao tính trong 1 tháng

= Sản lượng sản phẩm thực hiện trong 1 tháng x

Mức khấu hao tính theo 1 đơn vị sản phẩm

>>> Xem thêm: Cách hạch toán tài khoản 214 – hao mòn tài sản cố định chính xác nhất

Ví dụ 4: Công ty A, mua 1 khuôn đúc sản phẩm điện thoại X có giá trị 500 triệu đồng, công suất thiết kế là 500 triệu sản phẩm. Mỗi ngày sản xuất 8 tiếng, 1 tiếng sản xuất được 1.000 sản phẩm. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất là:

Đvt 1.000 đ

Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Tháng 1 248.000 Tháng 7 248.000
Tháng 2 168.000 Tháng 8 248.000
Tháng 3 240.000 Tháng 9 224.000
Tháng 4 224.000 Tháng 10  248.000
Tháng 5 232.000 Tháng 11 224.000
Tháng 6 240.000 Tháng 12 248.000
  • Mức khấu hao tính theo 1 sản phẩm = 500.000/500.000 = 1 (triệu đồng/sản phẩm)
  • Mức trích KH cho tháng 1 = 1 x 248.000 = 248.000 (triệu đồng)
  • Tính tương tự cho các tháng còn lại.
  • Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Ưu điểm Nhược điểm
Chi phí khấu hao được phân bổ theo số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ, sản xuất nhiều phân bổ nhiều và ngược lại Tài sản trích khấu hao phải thỏa mãn các điều kiện theo điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC

Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ nhất là khấu hao TSCĐ được coi là nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi kế toán phải thực sự chú ý. Nếu có sự hỗ trợ thêm của phần mềm công nghệ như phần mềm kế toán online MISA AMIS, kế toán sẽ không phải lo lắng quá nhiều đối với những nghiệp vụ phức tạp như vậy nữa. Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ kế toán trong nghiệp vụ TSCĐ nói chung và nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ nói riêng như sau:

  • Kế toán quản lý danh sách các TSCĐ được đưa vào sử dụng tại các phòng ban: TSCĐ nào mới được ghi tăng trong kỳ, mới được ghi giảm trong kỳ, chưa được tính khấu hao hết, đã khấu hao xong hoặc TSCĐ nào có sự điều chỉnh trong kỳ…
  • Tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kỳ, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoặc tự động phân bổ chi phí tính khấu bao cho từng bộ phận sử dụng để tính lãi lỗ theo bộ phận.
  • Lập chứng từ ghi giảm cho một hay nhiều TSCĐ cùng lúc, tự động định khoản bút toán ghi giảm.

Để theo dõi và tính khấu hao tài sản cố định dễ dàng hơn thì doanh nghiệp nên tham khảo phần mềm quản lý tài sản

Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị tài chính hợp nhất mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • Kết nối ngân hàng điện tử: các quy định hiện nay khiến việc doanh nghiệp phải giao dịch qua ngân hàng ngày càng phổ biến hơn, đồng thời, ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp vì vậy phần mềm online MISA AMIS cho phép kết nối ngân hàng điện tử mang đến lợi ích về thời gian, công sức và tiền của cho doanh nghiệp và cho kế toán.
  • Kết nối với Cơ quan Thuế: Việc kê khai và nộp thuế điện tử hiện nay đang là xu thế và phần mềm online MISA AMIS với tiện ích mTax cho phép kế toán có thể kê khai và nộp thuế ngay trên phần mềm.
  • Kết nối với hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: Phần mềm online MISA AMIS nằm trong một hệ sinh thái gồm nhiều phần mềm quản lý mang đến giải pháp tổng thể cho quản trị doanh nghiệp.….

CTA nhận tư vấnQuý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán có thể đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây.

Tác giả tổng hợp: Team MIBI

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]