Xử lý hóa đơn đầu vào

1. Nội dung

Giúp Kế toán không mất thời gian, công sức để nhận, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng hóa đơn đầu vào cũng như mất thời gian nhập liệu vào phần mềm. Chương trình sẽ:

      • Tự động lọc email để lấy hóa đơn đầu vào về phần mềm SME.
      • Tự động kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn.
      • Tự động lập chứng từ từ hóa đơn điện tử.

2. Hướng dẫn

Lưu ý:

  • Chương trình cho phép xử lý hóa đơn đầu vào đối với hóa đơn điện tử theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và hóa đơn điện tử phát hành theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
  • Các thao tác thực hiện khi xử lý hóa đơn đầu vào theo Nghị định 123 tương tự như khi xử lý hóa đơn đầu vào theo Nghị định 51.

Chi tiết thực hiện gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Kết nối dịch vụ xử lý hóa đơn đầu vào MISA meInvoice

Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của Hóa đơn

1. Chuyển HĐĐT đầu vào vào phần mềm
      • Cách 1: Sử dụng email khai báo ở Bước 1 làm email nhận hóa đơn
        • Khi các Nhà cung cấp gửi hóa đơn đầu vào tới địa chỉ email này, chương trình sẽ tự động lọc và lấy về phần mềm SME với tần suất 30 phút/lần
        • Hoặc, có thể lấy về phần mềm SME ngay bằng cách nhấn Đồng bộ từ MISA meInvoice

2. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn
      • Xem quy định của pháp luật về tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn tại đây.
      • Mỗi khi có email hóa đơn mới, chương trình sẽ hiển thị thông báo:

      • Trên danh sách Hóa đơn đầu vào. Chương trình hiển thị kết quả kiểm tra tổng quát, gồm các thông tin sau:

      • Có thể nhấn Xem chi tiết để xem chi tiết kết quả kiểm tra.

Bước 3: Lập chứng từ từ hóa đơn điện tử

Mỗi hóa đơn lập thành một chứng từ

1. Chọn Hóa đơn muốn lập chứng từ (có thể chọn cùng lúc nhiều Hóa đơn để lập chứng từ hàng loạt bằng cách giữ phím Ctrl).

2. Nhấn Lập chứng từ, chọn loại chứng từ cần lập:

Lưu ý:

      • Từ MISA SME 2022 R21 cho phép người dùng lập 1 hoặc đồng thời nhiều chứng từ Giảm giá hàng mua từ hóa đơn đầu vào.
      • Từ MISA SME 2022 R18 cho phép người dùng hạch toán cộng gộp khi lập chứng từ mua hàng và chứng từ mua dịch vụ.
      • Từ MISA SME 2022 R17 đáp ứng lập 1 hoặc đồng thời nhiều chứng từ Trả lại hàng bán từ hóa đơn đầu vào.

    • Trường hợp lập Chứng từ mua hàng/Chứng từ mua dịch vụ/Phiếu chi/Ủy nhiệm chi/Chứng từ nghiệp vụ khác/Chứng từ quyết toán tạm ứng: cần chọn phương thức hạch toán.
      • Nếu chọn Hạch toán cộng gộp: Các dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán gộp vào một dòng trên chứng từ nhập khẩu.
      • Nếu chọn Hạch toán từng dòng chi tiết: Mỗi dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán thành một dòng trên chứng từ nhập khẩu.

    • Trường hợp Lập CT trả lại hàng bán, Lập CT giảm giá hàng mua: Phần mềm tự động cập nhật dữ liệu theo hóa đơn.

3. Có thể thay đổi/bổ sung các thông tin trên chứng từ theo nhu cầu (nếu cần).

Lưu ý: Người dùng có thể thêm dòng hoặc xóa dòng hàng không cần thiết bằng cách nhấn chuột phải trên dòng hàng cần thêm/xóa.

4. Nhấn Cất và ghi sổ. Chương trình tự động lập mới chứng từ. Để mở chứng từ lên kiểm tra chi tiết, có thể nhấn vào Số chứng từ tương ứng trên danh sách hóa đơn.

Nhiều hóa đơn lập thành một chứng từ
  •  Nhấn Lập CT nhiều hóa đơn, chọn các tham số để tạo lập chứng từ cần lập.

    • Trường hợp Mua hàng nhiều hóa đơn/ mua dịch vụ: Mặc định hạch toán cộng gộp theo từng hóa đơn.
    • Trường hợp lập Phiếu chi/Ủy nhiệm chi/Chứng từ nghiệp vụ khác/Chứng từ quyết toán tạm ứng: cần chọn phương thức hạch toán.
      1. Nếu chọn Hạch toán cộng gộp: Các dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán gộp vào một dòng trên chứng từ nhập khẩu.
      2. Nếu chọn Hạch toán từng dòng chi tiết: Mỗi dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán thành một dòng trên chứng từ nhập khẩu.
  • Nhấn Thực hiện.
  • Kiểm tra thông tin và chỉnh sửa chứng từ (nếu cần). Sau đó nhấn Cất.

  • Chương trình tự động lập mới chứng từ. Để mở chứng từ lên kiểm tra chi tiết, có thể nhấn vào Số chứng từ tương ứng trên danh sách hóa đơn.

3. Lưu ý

  • Chương trình đáp ứng lập các loại chứng từ từ 1 hoặc nhiều hóa đơn đầu vào được giảm 30% thuế GTGT theo nghị quyết 406/NĐ-UBTVQH15 (chứng từ mua hàng, mua dịch vụ, PC, UNC, chứng từ NVK, chứng từ quyết toán). Trên giao diện form lập chứng từ, phần thuế GTGT được giảm thể hiện rõ tại:
    • Cột “Tiền thuế GTGT” – Đối với hóa đơn GTGT: Số tiền thuế GTGT còn phải nộp sau giảm trừ 30%.

    • Cột “Thuế GTGT được giảm” – Đối với hóa đơn bán hàng: Số tiền thuế đã giảm, tương ứng với 30%.

  • Khi lập chứng từ từ nhiều hóa đơn đầu vào, dữ liệu chứng từ sẽ được liệt kê theo thứ tự hóa đơn mà người dùng đã tích chọn trước đó. Người dùng dễ dàng đối chiếu số liệu chứng từ trên phần mềm với bộ hồ sơ thanh toán bản cứng.
  • Nếu Nhà cung cấp, Hàng hóa trên hóa đơn chưa có trong danh mục nhà cung cấp, hàng hóa trên phần mềm thì thực hiện thêm mới bằng cách nhấn vào biểu tượng dấu cộng.

  • Trường hợp Nhà cung cấp đã có trong danh mục nhà cung cấp nhưng vẫn không lấy được thông tin lên chứng từ mua hàng, thì cần kiểm tra lại xem thông tin Mã số thuế và tên Nhà cung cấp khai báo trên danh mục đã chính xác chưa để chỉnh sửa lại cho đúng, sau đó chọn lại Nhà cung cấp trong danh mục.

    • Tích chọn: Khi lập chứng từ hóa đơn điện tử đầu vào, tên hàng hóa sẽ lấy theo khai báo trên danh mục VTHH.
    • Không tích chọn: Khi lập chứng từ từ hóa đơn điện tử đầu vào, tên hàng hóa sẽ lấy theo tên trên hóa đơn.

Các thông tin liên quan như: Số lượng, Đơn giá, Thuế suất… vẫn sẽ được giữ nguyên theo thông tin trên hóa đơn của người bán.

  • Người dùng có thể xóa bỏ hóa đơn nhà cung cấp gửi nhầm, hóa đơn không liên quan doanh nghiệp. Tại đây.

 

Cập nhật 4 Tháng Mười Một, 2022
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan