Tại thời điểm lập báo cáo tài chính hoặc khi có yêu cầu, Kế toán thực hiện đối chiếu các khoản đầu tư của Doanh nghiệp để đảm bảo số liệu trên sổ sách khớp đúng với thực tế. Đồng thời, thu thập các chứng từ có xác nhận của các bên có liên quan để làm bằng chứng về số liệu trên sổ sách là đúng thực tế.
2. Các bước thực hiện
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, Trái phiếu, Cho vay, Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Với khoản mục Tiền gửi có kỳ hạn, thực hiện đối chiếu như sau:
1. Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản Tiền gửi có kỳ hạn (chi tiết theo từng ngân hàng).
2. Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với các chứng từ thực tế: Hợp đồng tiền gửi, sao kê ngân hàng/bản đối chiếu số dư ngân hàng.
3. Trường hợp có chênh lệch thì chỉnh sửa lại cho đúng với thực tế.
Lưu ý: Xem các sai sót thường gặp khi hạch toán kế toán tiền gửi có kỳ hạn và cách xử lý tại đây.
4. Lưu lại các chứng từ trên để phục vụ quyết toán báo cáo tài chính.
Đầu tư tài chính
1. Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản đầu tư tài chính (tài khoản 121, 222, 228...) để xác định giá trị các khoản đầu tư.
2. Lập biên bản đổi chiếu để gửi cho đơn vị nhận đầu tư xin xác nhận về: giá trị khoản đầu tư gốc, tỷ lệ nắm giữ, số lượng cổ phần, số cổ tức chi trả trong kỳ... (Có thể tự thiết kế mẫu theo nhu cầu xác nhận. Tham khảo mẫu biên bản đối chiếu tại đây)
Trường hợp đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết...: gửi đến công ty nhận góp vốn để xin xác nhận.
Trường hợp đầu tư chứng khoán: gửi đến trung tâm lưu ký/công ty chứng khoán để xin xác nhận hoặc tự đối chiếu với sao kê tài khoản do trung tâm lưu ký/công ty chứng khoán cung cấp.
2. Trường hợp có chênh lệch thì chỉnh sửa lại cho đúng với thực tế.
Lưu ý: Xem các sai sót thường gặp khi hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính và cách xử lý tại đây.
3. Lưu lại biên bản đối chiếu đã có xác nhận của đơn vị nhận đầu tư để phục vụ quyết toán báo cáo tài chính.