Các tiện ích khi lập tờ khai

1. Nội dung

Hướng dẫn cách kiểm tra và điều chỉnh các hóa đơn, chứng từ không được lấy lên tờ khai do không hợp lệ; cách chọn các chứng từ muốn lấy lên tờ khai…

2. Hướng dẫn trên phần mềm

2.1. Kiểm tra hóa đơn, chứng từ không được lấy lên tờ khai do không hợp lệ

Khi lập tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt: trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra chương trình đã tự động lấy lên các hóa đơn, chứng từ mua vào, bán ra đủ điều kiện như: các hóa đơn, chứng từ bán hàng có đủ thông tin số hóa đơn, ngày hóa đơn và thuế suất thuế GTGT; các hóa đơn, chứng từ mua hàng có đủ thông tin số hóa đơn, ngày hóa đơn và có chọn nhóm HHDV mua vào. Với các hóa đơn, chứng từ không được lấy lên bảng kê do thiếu 1 trong các thông tin trên, có thể kiểm tra và bổ sung bằng cách:
1. Trên bảng kê muốn kiểm tra (Ví dụ: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào), nhấn vào đường link Bấm vào đây để xem chi tiết.

2. Chương trình sẽ liệt kê danh sách các chứng từ không hợp lệ do thiếu một trong các thông tin: Số hóa đơn, ngày hóa đơn, nhóm HHDV mua vào.
3. Xác định thông tin còn thiếu, sau đó nhấn vào số chứng từ tương ứng để mở chứng từ gốc và bổ sung thông tin.

2.2. Thêm phụ lục vào tờ khai

Khi lập tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu tại bước chọn phụ lục kê khai, Kế toán chọn thiếu phụ lục thì sau đó vẫn có thể thêm hoặc bỏ bớt các phụ lục bằng cách:
1. Để thêm phụ lục

  • Tại tab Tờ khai hoặc tab phụ lục bất kỳ, nhấn Thêm phụ lục.
  • Tích chọn phụ lục muốn thêm.

  • Nhấn Đồng ý.

2. Để xóa phụ lục

  • Tại tab phụ lục cần xóa, nhấn Xóa phụ lục.
  • Nhấn Yes để xác nhận.

2.3. Chọn chứng từ muốn lấy lên bảng kê

Bỏ bớt các hóa đơn, chứng từ khỏi bảng kê: Khi lập tờ khai thuế GTGT, trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra: chương trình đã tự động lấy lên các hóa đơn, chứng từ đủ điều kiện. Tuy nhiên Kế toán vẫn có thể lựa chọn bỏ bớt các chứng từ không muốn lấy lên bảng kê bằng cách:

1. Trên bảng kê muốn bỏ bớt chứng từ (ví dụ: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra), nhấn Chọn chứng từ.

2. Bỏ tích chọn các hóa đơn, chứng từ không muốn lấy lên bảng kê.

3. Nhấn Đồng ý.

4. Hóa đơn, chứng từ vừa bỏ chọn sẽ không được lấy lên bảng kê và số liệu trên tab tờ khai sẽ không bao gồm giá trị của hóa đơn, chứng từ vừa bỏ chọn.

Thêm các hóa đơn, chứng từ vào bảng kê: Trường hợp sau khi lập tờ khai có phát sinh thêm các hóa đơn, chứng từ đủ điều kiện để lấy lên tờ khai. Kế toán không cần phải lập lại tờ khai mà thực hiện chọn bổ sung thêm các hóa đơn, chứng từ vừa lập vào bảng kê bằng cách:

1. Trên bảng kê muốn thêm chứng từ(ví dụ: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào), nhấn Sửa.

2. Nhấn Chọn chứng từ.

3. Tích chọn các hóa đơn, chứng từ muốn lấy lên bảng kê.

4. Nhấn Đồng ý.

2.4. Hạch toán điều chỉnh thuế GTGT

Chương trình hỗ trợ Kế toán lập nhanh bút toán điều chỉnh thuế GTGT trong trường hợp sau khi cất tờ khai bổ sung điều chỉnh có phát sinh thay đổi số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết hoặc số thuế GTGT phải nộp. Cách thực hiện:

1. Sau khi cất tờ khai bổ sung, nhấn Hạch toán ĐC.
2. Chương trình tự động sinh ra chứng từ hạch toán bút toán điều chỉnh thuế GTGT theo các trường hợp sau:

  • Điều chỉnh tăng/giảm số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết
  • Điều chỉnh tăng/giảm số thuế GTGT phải nộp

3. Hạch toán bổ sung tài khoản đổi ứng với tài khoản thuế chương trình tự động sinh ra.
4. Tại mục Kê lên tờ khai:Chọn có kê số thuế được điều chỉnh lên tờ khai của kỳ hiện tại hay không. (Nếu tích chọn vào ô kê lên tờ khai, khi lập tờ khai của kỳ hiện tại, chương trình sẽ ghi nhận số thuế điều chỉnh vào chỉ tiêu 37: Điều chỉnh giảm hoặc chỉ tiêu 38: Điều chỉnh tăng).

5. Nhấn Cất.

2.5 Kiểm tra tình trạng hoạt động của Người mua, Người bán

1. Trên tờ khai thuế GTGT, nhấn KT tình trạng hoạt động DN.
2. Nhấn Kiểm tra.

3. Kiểm tra tình trạng của người mua, người bán tại cột Trạng thái.

 

Cập nhật 18/02/2020

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay