Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn: Tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

1. Định khoản

1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 611…

Nợ TK 133                                            Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có các TK 111, 112, 331…          Tổng giá thanh toán

2. Xác định thuế GTGT đầu ra.

Nợ TK 111, 112, 131…                       Tổng giá thanh toán

Có TK 33311                                 Thuế GTGT đầu ra

Có TK 511

3. Cuối tháng, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

Nợ TK 33311                                      Thuế GTGT đầu ra

Có TK 133                                     Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

2. Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ thuế GTGT, thông thường sẽ có các hoạt động sau:

  1. Kế toán tập hợp các hóa đơn, chứng từ mua hàng, dịch vụ để ghi nhận thuế GTGT đầu vào
  2. Kế toán tập hợp các hóa đơn, chứng từ bán ra để ghi nhận thuế GTGT bán ra
  3. Lập tờ khai thuế GTGT
  4. Cuối kỳ, thực hiện khấu trừ thuế GTGT

3. Hướng dẫn trên phần mềm

Bước 1: Hạch toán thuế GTGT đầu vào
  • Vào phân hệ Mua hàng\tab Mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Thêm chứng từ mua hàng có phát sinh thuế GTGT đầu vào.

  • Sau khi khai báo xong, nhấn Cất.

Lưu ý:

1. NSD phải chọn Nhóm HHDV mua vào thì chứng từ mua hàng lập ra mới được lấy lên bảng kê mua vào

2. Có thể hạch toán thuế GTGT đầu vào trên các phân hệ: Quỹ, Ngân hàng, Tổng hợp.

Bước 2: Hạch toán thuế GTGT đầu ra
  • Vào phân hệ Bán hàng\tab Bán hàng.
  • Thêm chứng từ bán hàng có phát sinh thuế GTGT đầu ra.

  • Sau khi khai báo xong, nhấn Cất.

Lưu ý: Có thể hạch toán thuế GTGT đầu ra trên các phân hệ: Quỹ, Ngân hàng, Tổng hợp.

Bước 3: Lập Tờ khai thuế GTGT cùng bảng kê mua vào, bán ra
  • Vào phân hệ Thuế, chọn lập tờ khai thuế theo mẫu:
    • TT80-Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT) (Mẫu tờ khai theo thông tư 80) – Áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2022.
    • Hoặc TT26-Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT) (Mẫu tờ khai theo thông tư 26)
    • Hoặc TT119-Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT) (Mẫu tờ khai theo thông tư 119).
  • Chọn kỳ tính thuế, tích chọn các phụ lục kèm theo tờ khai thuế GTGT, sau đó nhấn Đồng ý.

  • Hệ thống tự động lấy thông tin lên tờ khai và các phụ lục kèm theo, tuy nhiên vẫn cho sửa đổi, bổ sung thông tin.
  • Sau khi khai báo và kiểm tra thông tin trên tờ khai và phụ lục, nhấn Cất.

Lưu ý:

  • Từ MISA SME 2022 – R17, phần mềm bổ sung thêm các chỉ tiêu “Tỉnh khác nơi đóng trụ sở chính”,  “CQT cấp cục” và “CQT nơi nộp” trên form chọn kỳ tính thuế theo HTKK đối với các danh mục ngành nghề sau:
    • Dự án đầu tư có cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng khác địa bàn tỉnh nơi đóng trụ sở chính.
    • Nhà máy sản xuất điện khác địa bàn tỉnh nơi đóng trụ sở chính.

  • Chương trình đồng thời lấy lên dữ liệu hóa đơn hợp lệ theo NĐ51 và NĐ123 trên bảng kê mua vào, bán ra.
  • Khi lập tờ khai thuế GTGT lần đầu mà tháng/quý đó có phát sinh HĐ điều chỉnh/HĐ thay thế khác kỳ với HĐ bị điều chỉnh/HĐ bị thay thế, phần mềm không tự động lấy các HĐ điều chỉnh/HĐ thay thế/HĐ hủy lên bảng kê bán ra. Tuy nhiên, phần mềm vẫn cho phép người dùng chọn các hóa đơn này lên bảng kê
  • Trường hợp nếu có hóa đơn nào trong kỳ chưa đủ thông tin thì phần mềm không lấy lên bảng kê nhưng có thông báo cho NSD biết để kiểm tra lại. NSD sửa lại các thông tin còn thiếu rồi sửa lại tờ khai để phần mềm cập nhật lại số liệu.
  • Nếu muốn lập tờ khai TT26-Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT) cho mỗi ngành nghề trong cùng 1 kỳ tính thuế. Thực hiện như sau:
    • Chọn Danh mục ngành nghề tương ứng với mỗi tờ khai.

Bước 4: Khấu trừ thuế GTGT và xác định số thuế phải nộp
  • Vào phân hệ Thuế, chọn chức năng Khấu trừ thuế GTGT.
  • Chọn kỳ tính thuế, sau đó nhấn Đồng ý.

  • Hệ thống sẽ tự động tổng hợp các phát sinh thuế GTGT đầu vào và đầu ra trong kỳ khấu trừ.
  • Nhất Cất, hệ thống sẽ tự động thực hiện khấu trừ thuế GTGT.

 

 

Cập nhật 22 Tháng Năm, 2023
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan