1. Căn cứ văn bản
– Khi hàng bán bị trả lại thì Người mua hoặc Người bán xuất hóa đơn trả lại, theo hướng dẫn tại một số công văn như: số 7589/TB-CTTPHCM, số 8625/TB-CTTPHCM, số 1860/CTBDI-TTHT, …
Cụ thể: Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá thì:
- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh, có sử dụng hóa đơn: Khi trả lại một phần/toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà người bán đã xuất bán, người mua xuất hóa đơn ghi trả lại một phần/toàn bộ hàng hóa cho người bán.
- Trường hợp người mua không phải là cơ sở kinh doanh, không có sử dụng hóa đơn:
- Khi nhận trả lại một phần hàng hóa của hóa đơn mà người bán đã xuất bán thì người bán xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đúng với thực tế một phần hàng hóa đã nhận lại;
- Khi nhận trả lại toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà người bán đã xuất bán thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập cho người mua đúng với thực tế.
– Đặc biệt, liên quan đến hóa đơn Giảm thuế GTGT của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP và Nghị định số 44/2023/NĐ-CP (Nghị quyết 101/2023/QH15) thì có một số hướng dẫn về xuất Hóa đơn trả lại hàng bán:
- Công văn 2121/TCT-CS ngày 29/5/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về lập hóa đơn của Nghị định 15/2022/NĐ-CP về giảm thuế GTGT: “Trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.”
- Công văn Số 8999/CTTPHCM-TTHT ngày 19/07/2023 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn lập hóa đơn trong trường hợp người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng: “Trường hợp tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.“
==> Vậy nếu thuộc trường hợp Người bán là bên lập hóa đơn để thu hồi hàng đã bán bị trả lại thì bạn tham khảo thực hiện theo hướng dẫn bên dưới.
2. Cách thực hiện
Bạn thực hiện Lập hóa đơn thu hồi hàng hóa, Hạch toán và Kê khai thuế GTGT như sau:
Bước 1: Lập hóa đơn thu hồi hàng đã bán |
Người bán Lập và phát hành Hóa đơn điều chỉnh để ghi giảm tương ứng với hàng bị trả lại.
==> xem hướng dẫn Lập và phát hành Hóa đơn điều chỉnh: tại đây ==> xem hướng dẫn Cách ghi thông tin trên Hóa đơn điều chỉnh giảm: tại đây
Ví dụ: – Hóa đơn gốc có mặt hàng Áo sơ mi nữ: số lượng 30 cái, Đơn giá 200.000đ, Thành tiền 6.000.000đ – Người mua trả lại 20 cái => thể hiện trên Hóa đơn điều chỉnh giảm như hình bên dưới
Lưu ý: Với 2 trường hợp trên, để gõ số âm thì bạn phải bỏ tích ô “Tự động tính toán số tiền theo công thức” |
Bước 2: Hạch toán Hàng bán bị trả lại |
|
Bước 3: Kê khai thuế GTGT |
Trường hợp 1: Nếu CHƯA nộp Tờ khai lần đầu
Trường hợp 2: Nếu ĐÃ nộp Tờ khai lần đầu
Ví dụ:
==> Lập Tờ khai bổ sung của Tháng 7, gõ lại chỉ tiêu 32 = 43.400.000đ và chỉ tiêu 33 = 4.340.000đ
|
MISA khuyến nghị Khách hàng tham khảo thêm với Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.