Hướng dẫn xử lý kết quả sau khi thực hiện Tổng hợp KHBS trên tờ khai bổ sung

1. Nội dung

Sau khi người dùng điều chỉnh tăng/ giảm số liệu trên Tờ khai bổ sung và thực hiện Tổng hợp KHBS, chỉ tiêu [07] và [08] là:

  • Căn cứ để phần mềm xác định số ngày nộp chậm và số tiền thuế chậm nộp.
  • Giúp người dùng xác định phương án giải trình và xử lý dữ liệu với Cơ quan thuế.

2. Các trường hợp chi tiết

2.1. Tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ khai bổ sung

  • Trường hợp này xảy ra khi chỉ tiêu Tổng cộng phải nộp [07] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ > 0 (Không có ngoặc đơn)

  • Chương trình tự động tính toán trên Tờ khai bổ sung (01/KHBS)
    • Số ngày nộp chậm: Tính toán dựa trên thời hạn nộp TK chính thức đến ngày lập tờ khai bổ sung.
    • Số thuế chậm nộp: Là số tiền tại cột chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai của chỉ tiêu [07]
    • Số tiền chậm nộp: Căn cứ theo số ngày nộp chậm nhân với mức phạt chậm theo quy định Thuế trên số tiền thuế chậm nộp.

2.2. Giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ khai bổ sung

  • Trường hợp này xảy ra khi chỉ tiêu [07] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ < 0 (Nằm trong ngoặc đơn)

  • Chương trình tự động tính toán số tiền thuế nộp thừa trên Tờ khai bổ sung (01/KHBS) là số tiền tại cột chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai của chỉ tiêu [07] . Số tiền này được theo dõi và bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn (nếu đủ điều kiện hoàn thuế).

2.3. Tăng số thuế GTGT được khấu trừ của kỳ khai bổ sung

  • Trường hợp này xảy ra khi chỉ tiêu [08] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ > 0 (Không có ngoặc đơn)

  • Người dùng nhập số thuế VAT được khấu trừ thêm (Số tiền tại cột chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai của chỉ tiêu [08] trên mẫu 01-1/KHBS) vào chỉ tiêu [38] – Điều chỉnh tăng trên tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại (kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh/thay thế).

2.4. Giảm số thuế GTGT được khấu trừ của kỳ khai bổ sung

  • Trường hợp này xảy ra khi chỉ tiêu [08] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ < 0 (Nằm trong ngoặc đơn)

  • Người dùng nhập số thuế VAT không được khấu trừ (Số tiền tại cột chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai của chỉ tiêu [08] trên mẫu 01-1/KHBS) vào chỉ tiêu [38] – Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại (kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh/thay thế)

2.5. Giảm số thuế được khấu trừ thuế GTGT chuyển kỳ sau, đồng thời phát sinh phải nộp thuế GTGT

  • Trường hợp này xảy ra khi chỉ tiêu [07] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ > 0chỉ tiêu [08] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ < 0

  • Căn cứ theo số liệu trên bản giải trình, người dùng:
    • Nộp bổ sung số VAT phát sinh tăng: Là số tiền tại cột chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai của chỉ tiêu [07]
    • Nhập số thuế VAT không được khấu trừ (Số tiền tại cột chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai của chỉ tiêu [08] trên mẫu 01-1/KHBS) vào chỉ tiêu [37] – Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại (kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh/thay thế)
    • Nộp số tiền chậm nộp: Chương trình tự động tính toán căn cứ vào số ngày nộp chậm (dựa trên thời hạn nộp TK chính thức đến ngày lập tờ khai bổ sung) nhân với mức phạt chậm nộp theo quy định Thuế trên Tờ khai bổ sung (01/KHBS)

2.6. Giảm số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, đồng thời tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau

  • Trường hợp này xảy ra khi chỉ tiêu [07] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ < 0chỉ tiêu [08] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ > 0

  • Căn cứ theo số liệu trên bản giải trình,
    • Người dùng nhập số thuế VAT được khấu trừ thêm (Số tiền tại cột chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai của chỉ tiêu [08] trên mẫu 01-1/KHBS) vào chỉ tiêu [38] – Điều chỉnh tăng trên tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại (kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh/thay thế).
    • Số thuế GTGT nộp thừa trên Tờ khai bổ sung (01/KHBS) thể hiện ở cột chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai của chỉ tiêu [07] trên mẫu 01-1/KHBS được bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế (Nếu đủ điều kiện hoàn thuế)

Cập nhật 29 Tháng Chín, 2023
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan