Hủy hóa đơn với xóa hóa đơn khác nhau như thế nào?

Hủy hóa đơn:

Theo điều 29 TT39/2014TT-BTC về hủy hóa đơn thì các hóa đơn được xác định đã hủy trong các trường hợp sau:

  • Hóa đơn in thử, in sai, in thừa, in trùng, in hỏng phải được hủy trước khi thanh toán hợp đồng in.
  • Doanh nghiệp có hóa đơn không tiếp tục sử dụng thì phải thực hiện hủy hóa đơn.
    • Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
    • Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất
  • Các loại hóa đơn đã lập của đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
  • Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ Công ty:
    Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên từ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ -> Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả này với cơ quan thuế nơi chuyển đi.

Xóa hóa đơn:

  • Theo điều 20 TT 39/2014 TT-BTC hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập:
    Hóa đơn phát hiện lập sai (cả trường hợp đã giao cho người mua hay chưa) và các hóa đơn này được kê lên cột xóa trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Theo khoản 2.8 phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn:
    Nếu người mua hàng là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, 2 bên phải lập biên bản ghi rõ lý do trả lại hàng và bên bán phải lập biên bản thu hồi hóa đơn đã lập
Cập nhật 12 Tháng Tám, 2020
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
Tổng đài MISA