1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản.
  1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. Câu hỏi thường gặp về nghiệp vụ Phân Tích Tài Chính
  6. Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản.

Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản.

Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản.

1. Hệ số nợ

  • Đơn vị tính: Lần
  • Công thức:

  • Cách lấy số liệu:

Tổng nợ phải trả: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 300-Nợ phải trả-cột số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 400 trên Báo cáo tính hình tài chính)

Tổng tài sản: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 270-Tổng cộng tài sản-cột số cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 300 trên Báo cáo tính hình tài chính)

  • Ý nghĩa:

– Phản ánh mức độ phục thuộc tài chính của DN đối với các chủ nợ

– Cho biết một đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng vay nợ.

  • Đánh giá:

– Các chủ đầu tư thường thích hệ số này thấp vì để đảm bảo khả năng thanh toán nợ

– Các nhà quản lý mong muốn hệ số này thấp vì chỉ cần bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn.

– Hệ số này quá cao rủi ro tài chính lớn, DN dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

– Hệ số này thuộc khoảng ( 0.25 < H < 0.45) là hợp lý

2. Hệ số vốn chủ sở hữu

  • Đơn vị tính: Lần
  • Công thức: 

  • Cách lấy số liệu:

Tổng vốn chủ sở hữu: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 410-Vốn chủ sở hữu-cột số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 500 trên Báo cáo tính hình tài chính)

Tổng nguồn vốn: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 440-Tổng cộng nguồn vốn-cột số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 600 trên Báo cáo tính hình tài chính)

  • Ý nghĩa:

Phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, khả năng tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình

  • Đánh giá:

– Hệ số này càng cao càng đảm bảo cho các món nợ cho các chủ nợ, mức độ độc lập về mặt tài chính của DN cao, rủi ro tài chính thấp, tình hình tài chính của DN lành mạnh

– Hế số này thuộc khoảng (0.55< H < 0.75) là hợp lý.

– Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, do DN phải bỏ nhiều vốn chủ sở hữu ra để đầu tư.

3. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

  • Đơn vị tính: Lần
  • Công thức: 

  • Cách lấy số liệu:

Tổng nợ phải trả: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 300-Nợ phải trả- cột số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 400 trên Báo cáo tính hình tài chính)

Tổng vốn chủ sở hữu: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 410-Vốn chủ sở hữu-cột số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 500 trên Báo cáo tính hình tài chính)

  • Ý nghĩa:

Đo lường quy mô của một doanh nghiệp, trong một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng vay nợ

  • Đánh giá:

 Hệ số này trong khoảng (0.33 < H < 0.82) được coi là hợp lý

4. Cơ cấu tài sản

  • Đơn vị tính: Lần
  • Công thức: 

  • Cách lấy số liệu:

Tổng tài sản ngắn hạn: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 100-Tài sản ngắn hạn-cột số cuối kỳ thuộc phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 100 trên Báo cáo tính hình tài chính)

Tổng tài sản dài hạn: Lấy ở chỉ tiêu Mã sô 200-Tài sản dài hạn-cột số cuối kỳ thuộc phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 200 trên Báo cáo tính hình tài chính)

  • Ý nghĩa:

-Phản ánh tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tài sản dài hạn của DN

  • Đánh giá:

-Hệ số này phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh: nếu doanh nghiệp thương mại vốn chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn so đó hệ số này cao, còn đối với DN sản xuất thì vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn nên hệ số này thấp

 

Cập nhật 15 Tháng Tám, 2020
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan

Need Support?
Can't find the answer you're looking for?
Contact Support