1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. Làm thế nào khi kê khai thừa tiền thuế GTGT của hóa đơn đầu ra và đã hết thời hạn nộp tờ khai?
  1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Làm thế nào khi kê khai thừa tiền thuế GTGT của hóa đơn đầu ra và đã hết thời hạn nộp tờ khai?
  1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. Câu hỏi thường gặp về nghiệp vụ Thuế
  6. Làm thế nào khi kê khai thừa tiền thuế GTGT của hóa đơn đầu ra và đã hết thời hạn nộp tờ khai?

Làm thế nào khi kê khai thừa tiền thuế GTGT của hóa đơn đầu ra và đã hết thời hạn nộp tờ khai?

1.Nội dung

Làm thế nào khi kê khai thừa tiền thuế GTGT của hóa đơn đầu vào và đã hết hạn nộp tờ khai thuế GTGT?

2.Cách xử lý

  • Tiến hành lập tờ khai bổ sung thuế GTGT cho kỳ kê khai sai: thực hiện Điều chỉnh giảm số liệu cho đúng trên các chỉ tiêu [26] đến [33]
Trường hợp 1: Kê khai bổ sung làm giảm số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

Ví dụ: Quý 01/2020 doanh nghiệp kê khai thuế như sau:

[23] = 100.000.000                   [32] = 120.000.000
[24] = 10.000.000                     [33] = 12.000.000
[25] = 10.000.000

Đến ngày 15/05/2020 (tức Qúy 2), phát hiện kê khai thừa 1 hóa đơn đầu ra có số tiền trước thuế là 10.000.000, tiền thuế là 1.000.000

Cách xử lý:

  • Lập tờ khai bổ sung cho quý 1/2020, điều chỉnh giảm chỉ tiêu [32] và [33] như sau:
    [32] = 120.000.000 – 10.000.000 = 110.000.000
    [33] = 12.000.000 – 1.000.000 = 11.000.000

  • Sau đó, nhấn Tổng hợp KHBS
  • Tại Bản giải trình, khai bổ sung điều chỉnh, chỉ tiêu 40. Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ lên (1.000.000) – tức là giảm số thuế phải nộp trong Quý 1/2020 xuống 1.000.000

  • Sau đó nhấn Cất , rồi nhấn Hạch toán ĐC
  • Phần mềm sinh ra chứng từ Điều chỉnh thuế GTGT: sửa lại hạch toán cho đúng rồi nhấn Cất (ví dụ ghi Nợ TK33311/Có TK131)

Lưu ý:

  • Trên chứng từ Điều chỉnh thuế GTGT, phần mềm không tích vào ô Kê lên tờ khai

=> Không làm ảnh hưởng tới số liệu trên tờ khai quý 2/2020

  • Nếu doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đầu ra của tờ khai quý 01/2020 lần đầu là 2.000.000 thì số tiền nộp thừa 1.000.000 sẽ được cấn trừ cho các khoản thuế GTGT phải nộp ở các kỳ kê khai thuế tiếp theo.
Trường hợp 2: Kê khai bổ sung làm giảm số tiền thuế GTGT phải nộp, tăng số thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau

Ví dụ: Doanh nghiệp đã nộp tờ khai quý 01/2020 theo số liệu giống trường hợp 1, đến ngày 15/05/2020, doanh nghiệp phát hiện kê khai thừa hóa đơn đầu ra có số tiền trước thuế là 30.000.000, tiền thuế là 3.000.000

=> Tiền thuế còn được khấu trừ kỳ sau 1.000.000

Cách xử lý:

  • Lập tờ khai bổ sung cho quý 1/2020, điều chỉnh giảm trên 2 chỉ tiêu [32], [33] như sau:
    [32] = 120.000.000 – 30.000.000 = 90.000.000
    [33] = 12.000.000 – 3.000.000 = 9.000.000

  • Sau đó, nhấn Tổng hợp KHBS => Số liệu sẽ được tổng hợp lên Bản giải trình, khai bổ sung điều chỉnh

  • Sau đó nhấn Cất rồi nhấn Hạch toán ĐC
  • Phần mềm sinh ra chứng từ Điều chỉnh thuế GTGT, sửa lại hạch toán cho đúng rồi nhấn Cất

Ví dụ: trường hợp này hạch toán

Nợ TK 1331/Có TK 131: Số tiền 1.000.000  (tăng thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau)

Nợ TK 33311/Có TK131: Số tiền 2.000.000 (giảm thuế đầu ra phải nộp)

Lưu ý:

  • Đối với số tiền Thuế GTGT còn phải nộp (chỉ tiêu 40) là (2.000.000) – tức là được Giảm số thuế GTGT phải nộp trong kỳ => Nếu doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đầu ra của tờ khai quý 01/2020 lần đầu là 2.000.000 thì số tiền thuế đã nộp này sẽ được cấn trừ cho thuế GTGT phải nộp phát sinh ở các quý tiếp theo.
  • Đối với số tiền Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (Chỉ tiêu 43) là 1.000.000 – tức là tăng số thuế được khấu trừ chuyển kỳ sau lên 1.000.000 => Phần mềm tự động tích vào ô Kê lên tờ khai trên chứng từ Điều chỉnh thuế GTGT, theo đó số tiền này sẽ được hiển thị trên chỉ tiêu 38.Điều chỉnh tăng thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước trên tờ khai quý 2.

Cập nhật 14 Tháng Mười Hai, 2020
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
Tổng đài MISA