1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán.
  1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán.
  1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. Câu hỏi thường gặp về nghiệp vụ Phân Tích Tài Chính
  6. Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán.

Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán.

Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán.

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát)
  • Đơn vị tính: Lần
  • Công thức: 

  • Cách lấy số liệu:

Tổng giá trị tài sản: lấy ở chỉ tiêu Mã số 270-Tổng cộng tài sản- cột Số cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 300 trên Báo cáo tính hình tài chính)

Tổng nợ phải thanh toán: lấy ở chỉ tiêu Mã số 300-Nợ phải trả- cột Số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 400 trên Báo cáo tính hình tài chính)

  • Ý nghĩa:

Đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nần của doanh nghiệp

  • Đánh giá:

– Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại.

– Thường hệ số này phải luôn luôn lớn hơn hoặc bằng 1. Hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp càng xấu.

– Nếu chỉ tiêu này < 0,5, tình hình tài chính của doanh nghiệp ở tình trạng rất xấu.

2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
  • Đơn vị tính: Lần
  • Công thức: 

  • Cách lấy số liệu:

Tài sản ngắn hạn: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 100-Tài sản ngắn hạn – cột Số cuối kỳ thuộc phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán (ĐV TT133 là chỉ tiêu lấy trên Báo cáo tính hình tài chính)

Nợ ngắn hạn: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 310-Nợ ngắn hạn- cột Số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 400 trên Báo cáo tính hình tài chính)

  • Ý nghĩa:

Đo lường khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm)

  • Đánh giá:

– Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tình hình tài chính của doanh nghiệp càng lành mạnh. ớ các nước phát triển, hệ số này thường lớn hơn hoặc bằng 2.

– Trong điều kiện Việt Nam, hệ số này phải luôn luôn lớn hơn 1 . Nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp càng giảm. Khi hệ số này = 0, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

– Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào tính chất ngành nghề kinh doanh, DN thương mại hệ số này lớn hơn DN sản xuất

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
  • Đơn vị tính: Lần
  • Công thức: 

  • Cách lấy số liệu: 

Tài sản ngắn hạn: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 100-Tài sản ngắn hạn – cột Số cuối kỳ thuộc phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 100 trên Báo cáo tính hình tài chính)

Hàng tồn kho: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 140-Hàng tồn kho- cột Số cuối kỳ thuộc phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 140 trên Báo cáo tính hình tài chính)

Nợ ngắn hạn: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 310-Nợ ngắn hạn- cột Số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 410 trên Báo cáo tính hình tài chính)

  • Ý nghĩa:

Đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho (vì hàng tồn kho có tính thanh khoản rất thấp)

  • Đánh giá:

– Hệ số này quá nhỏ DN sẽ bị giảm uy tín với bạn hàng, gặp khó khăn trong việc thanh toán với chủ nợ.

– Nếu hệ số này quá lớn phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

– Chỉ tiêu này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh

4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
  • Đơn vị tính: Lần
  • Công thức: 

  • Cách lấy số liệu:

Tiền và tương đương tiền: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 110-Tiền và các khoản tương đương tiền- cột Số cuối kỳ thuộc phần A-Tài sản ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 110 trên Báo cáo tính hình tài chính)

Nợ ngắn hạn: Lấy ở chỉ tiêu 310-Nợ ngắn hạn- cột Số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 410 trên Báo cáo tính hình tài chính)

  • Ý nghĩa:

 Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong DN

  • Đánh giá:

– Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại.

– Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Theo kinh nghiệm, hệ số này ở trong khoảng 0,1 < H < 0,5 là hợp lý hơn cả.

5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Ability to pay interest)
  • Đơn vị tính: Lần
  • Công thức:

  • Cách lấy số liệu:

Lợi nhuận trước thuế: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 50-Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế – cột Kỳ này trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Lãi vay phải trả: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 23-Chi phí lãi vay- cột Kỳ này trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Ý nghĩa:

Phản ánh khả năng chi trả lãi vay của DN trong kỳ bằng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay

  • Đánh giá:

– Chỉ tiêu này >1 chứng tỏ DN thừa khả năng chi trả lãi vay bằng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của DN lớn.

– Chỉ tiêu này <1 chứng tỏ lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay của DN không đủ để chi trả lãi vay, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn

Cập nhật 15 Tháng Tám, 2020
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan

Need Support?
Can't find the answer you're looking for?
Contact Support