Cách lấy số liệu và ý nghĩa của Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.
1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
- Đơn vị tính: Lần
- Công thức:
- Cách lấy số liệu:
– Lợi sau thuế: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 60-Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp-cột Kỳ này trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Doanh thu thuần: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 10-Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ-cột Kỳ này trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Ý nghĩa:
– Phản ánh năng lực của DN trong việc tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao
– Cho biết một đồng doanh thu thuần mà DN thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
- Đánh giá:
Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu => khả năng sinh lời của doanh nghiệp là lớn
2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- Đơn vị tính: Lần
- Công thức:
- Cách lấy số liệu:
– Lợi nhuận sau thuế: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 60-Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp-cột Kỳ này trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Vốn chủ sở hữu bình quân được tính theo công thức:
+ Vốn chủ sở hữu đầu kỳ: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 400-Vốn chủ sở hữu-cột Số đầu kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 500 trên báo cáo B01b – Báo cáo tính hình tài chính)
+ Vốn chủ sở hữu cuối kỳ: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 400-Vốn chủ sở hữu-cột Số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 500 trên báo cáo B01b – Báo cáo tính hình tài chính)
- Ý nghĩa:
– Cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập
– Chỉ tiêu này là cung cấp cách đánh giá về khả năng đảm bảo cho tất cả mọi đối tác góp vốn với công ty
- Đánh giá:
– Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng sinh lợi. Mức tối thiểu là 0.15
– Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận thu được trên một đồng vốn chủ sở hữu càng lơn => khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao
– Hệ số này > 0.2 được coi là hợp lý
3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
- Đơn vị tính: Lần
- Công thức: = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân
- Cách lấy số liệu:
– Lợi nhuận sau thuế lấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Tổng tài sản đầu kỳ: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 270-Tổng cộng tài sản-cột Số đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 300 trên Báo cáo tính hình tài chính)
– Tổng tài sản cuối kỳ: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 270-Tổng cộng tài sản-cột Số cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 300 trên Báo cáo tính hình tài chính)
– Công thức tính tổng tài sản bình quân:
- Ý nghĩa:
– Cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế
– Chỉ tiêu này phản ánh thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- Đánh giá:
– Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng sinh lời của DN càng lớn
– Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với người cho vay: chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất cho vay (khoảng 8%) chứng tỏ DN sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng thanh toán được lãi vay
– Chỉ tiêu này thấp hơn lãi suất cho vay chứng tỏ DN mất khả năng thạnh toán lãi vay, sử dụng vốn không hiệu quả
4. Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI)
- Đơn vị tính: Lần
- Công thức:
- Cách lấy số liệu:
– Lợi nhuận sau thuế: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 60-Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp-cột Kỳ này trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
– Vốn kinh doanh bình quân được tính theo công thức:
+ Vốn kinh doanh đầu kỳ: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 440-Tổng cộng nguồn vốn-cột Số đầu kỳ phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 600 trên Báo cáo tính hình tài chính)
+ Vốn kinh doanh cuối kỳ: Lấy ở chỉ tiêu Mã số 440-Tổng cộng nguồn vốn-cột Số cuối kỳ thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu mã 600 trên Báo cáo tính hình tài chính)
- Ý nghĩa:
Đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư, phản ánh một đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
- Đánh giá:
Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả