Dự báo dòng tiền

1. Nội dung

Giúp dự báo dòng tiền thu, chi và tiền tồn tính đến một thời điểm trong tương lai gần để có thể cân đối các khoản thu chi, tránh tình trạng bội chi quỹ và cung cấp dự báo luồng tiền phục vụ công tác quản lý.

2. Các bước thực hiện

Bước 1: Thiết lập danh mục thu/chi định kỳ muốn theo dõi

1. Vào menu Danh mục\Khác\Mục thu/chi.

2. Thiết lập các mục Thu/chi định kỳ (Là các khoản thu/chi có phát sinh đều đặn mỗi kỳ ở đơn vị. Ví dụ: Điện, nước, điện thoại, xăng dầu…)

=> Hàng kỳ, chương trình sẽ dự báo các mục Thu/chi định kỳ theo số tiền phát sinh của kỳ trước. Xem hướng dẫn tại đây.

Bước 2: Lập chứng từ thu/chi tiền cho các khoản thu/chi định kỳ

Khi lập các chứng từ thu/chi tiền như: Phiếu thu; Phiếu chi; Chứng từ thu tiền gửi, chi tiền gửi; Chứng từ mua hàng, bán hàngVới các khoản thu/chi định kỳ: Kế toán khai báo Mục thu/chi tương ứng tại cột Mục thu/chi.

Bước 3: Lập báo cáo dự báo dòng tiền.

1. Vào phân hệ Quỹ hoặc Ngân hàng. Chọn tab Dự báo dòng tiền.
2. Nhấn Thêm.
3. Chọn Chi nhánh Kỳ báo cáo.
4. Nhấn Đồng ý.

5. Chương trình sẽ tự động dự báo dòng tiền. Trong đó:

  • Các khoản thu/chi định kỳ: Lấy bằng số tiền của kỳ trước.
  • Các khoản thu/chi không định kỳ:
    • Khoản mục Thu từ bán hàng thu tiền ngay, Chi mua hàng hóa thanh toán ngay sẽ lấy theo số liệu của kỳ trước.
    • Khoản mục Thu nợ khách hàng: lấy bằng Số tiền trên các chứng từ phát sinh công nợ 131Số còn phải thu = Giá trị thanh lý – Thực thu của các hợp đồng bán (có hạn thanh toán/ngày chứng từ trước ngày cuối kỳ báo cáo)
    • Khoản mục Chi trả nợ Nhà cung cấp: lấy bằng Số tiền trên các chứng từ phát sinh công nợ 331Số còn phải trả dự kiến = Giá trị thanh lý – Số đã trả của các hợp đồng mua (có hạn thanh toán/ngày chứng từ trước ngày cuối kỳ báo cáo)
    • Với các khoản mục thu/chi không định kỳ khác, Kế toán thể tự khai báo bổ sung để dự báo theo đúng tình hình thực tế của DN bằng cách nhấn chuột phải chọn Thêm dòng hoặc Xóa dòng.


Cập nhật 13 Tháng Ba, 2020
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan