1. Một số câu hỏi thường gặp về tờ khai quyết toán Thuế TNCN (05/QTT-TNCN)
Lưu ý :Tờ khai quyết toán Thuế TNCN chỉ lấy số liệu từ mẫu Bảng lương mặc định, nếu đơn vị có sửa mẫu thêm cột thì cột Thu nhập chịu thuế mặc định của phần mềm không được thay đổi. Nếu muốn thiết lập lại công thức cho Thu nhập chịu thuế thì thiết lập công thức cho cột theo hướng dẫn tại đây
Không lập bảng lương trên phần mềm, có tích ủy quyền quyết toán, giảm trừ bản thân phần mềm đang mặc định về 132 triệu-số này có được chỉnh sửa hay không?
– Ủy quyền quyết toán áp dụng cho các nhân viên mà trong năm chỉ làm việc duy nhất tại 1 công ty, kể cả làm không đủ 12 tháng.
Ví dụ: 2 tháng đầu năm thất nghiệp ở nhà. 10 tháng sau chỉ làm việc tại 1 công ty duy nhất thì được ủy quyền cho công ty đó quyết toán thay.
Tuy 2 tháng đầu năm nhân viên này không có việc làm, không có thu nhập nhưng vẫn được quyền tính giảm trừ (có thể hiểu là không kiếm ra tiền nhưng vẫn phải chi tiêu)
=> Khi nào tích vào ủy quyền thì khi quyết toán năm sẽ được giảm trừ đủ 12 tháng cho bản thân.
Còn giảm trừ cho người phụ thuộc thì còn tùy thuộc vào thời điểm bắt đầu và kết thúc tính giảm trừ. Ví dụ: Sinh con từ tháng 3 thì được giảm trừ 10 tháng (từ T3-T12). Vì T1+T2 chưa sinh nên chưa phải chi tiền nuôi dưỡng nên không được giảm trừ
– Số tiền tính giảm trừ phần mềm đã ngầm định tính toán nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể sửa lại .
Cá nhân có 2 người con, 1 người được khấu trừ 1 năm, 1 người không đủ điều kiện để khấu trừ 1 năm - tích vào ủy quyền thì mặc định 2 bé nhân cả 12 tháng .Như vậy là đúng hay sai so với quy định, nếu gõ tay lại thì có sai không?
Thời gian được tính giảm trừ của người phụ thuộc tùy thuộc vào thời điểm bắt đầu và kết thúc giảm trừ.
Thời điểm bắt đầu và kết thúc giảm trừ được khai báo trên danh mục nhân viên.
Ví dụ: Có 2 người con: Con 1 sinh tháng 05/2017, con 2 sinh tháng 03/2020
=> Khai báo người phụ thuộc cho nhân viên này trên danh mục như sau:
– Con 1: Bắt đầu 05/2017, Kết thúc bỏ trống do vẫn đang nuôi dưỡng
– Con 2: Bắt đầu 03/2020, Kết thúc bỏ trống do vẫn đang nuôi dưỡng
=> Khi quyết toán năm 2020, con 1 được trừ 12 tháng (T1-T12), con 2 được trừ 10 tháng (T3-T12)
Lưu ý : nếu nhân viên nào ủy quyền thì cần khai báo đầy đủ MST cá nhân của nhân viên đó thì phần mềm mới ngầm định đúng được.
Lập tờ khai quyết toán thuế TNCN phần mềm tự Tick vào ô Ủy quyền quyết toán Thuế TNCN của nhân viên
Nguyên nhân:
Khi nhân viên có mặt trong 12 bảng lương của năm thì phần mềm sẽ tự động tick vào ô Ủy quyền quyết toán thuế.
2. Một số tình huống kiểm tra số liệu tờ khai quyết toán thuế TNCN (05/QTT-TNCN)
Lập tờ khai khấu trừ thuế TNCN, chỉ tiêu số 29 ( Cá nhân cư trú) tính không đúng
Nguyên nhân:
Khi lập tờ khai theo quý, phần mềm đang tính toán chỉ tiêu số 29 = Tổng thu nhập chịu thuế TNCN của các cá nhân cư trú ( được khai báo trên Danh mục\Nhân viên) có số thuế TNCN trong kỳ báo cáo > 0.
Giải pháp:
- Vào Báo cáo\ Tiền lương\ Báo cáo tổng hợp lương nhân viên
- Chọn xem thời gian xem báo cáo
- Lọc các đối tượng cư trú có cột Thuế TNCN đã khấu trừ > 0
- Chỉ tiêu số 29 sẽ bằng tổng cột Thu nhập chịu thuế TNCN của các đối tượng
Bảng tổng hợp lương nhân viên không hiển thị số liệu cột Thu nhập tính thuế
Nguyên nhân:
Cột Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế TNCN – Bảo hiểm được trừ – Giảm trừ gia cảnh
Nếu nhỏ hơn 0 thì không hiển thị.
Cách lấy số liệu chỉ tiêu 23 - Tổng thu nhập chịu thuế (TNCT) trả cho cá nhân
Tổng thu nhập chịu thuế sẽ lấy số liệu từ bảng lương đã lập chi tiết theo từng đối tượng
- Vào Báo cáo\ Tiền lương\ Báo cáo tổng hợp lương nhân viên
- Chọn xem thời gian xem báo cáo
- Lấy số liệu tại cột Thu nhập chịu thuế TNCN
Cách lấy số liệu chỉ tiêu 28 - Tổng thu nhập chịu thuế (TNCT) trả cho cá nhân thuộc diện phải khấu trừ thuế
- Vào Báo cáo\ Tiền lương\ Báo cáo tổng hợp lương nhân viên
- Chọn xem thời gian xem báo cáo
- Lọc các đối tượng có cột Thuế TNCN đã khấu trừ > 0
- Chỉ tiêu số 28 sẽ bằng tổng cột Thu nhập chịu thuế TNCN của các đối tượng
Cách lấy số liệu chỉ tiêu 24,25,26 trên bảng kê 05-1BK-QTT-TNCN
- Chỉ tiêu 24 số thuế phải nộp : Là tổng số thuế phải nộp của cá nhân ủy quyền cho tổ chức,cá nhân trả thu nhập quyết toán thay.
Tổng số thuế phải nộp của từng đối tượng = Dòng số liệu phát sinh cột 12 có tích tại cột 10 của bảng kê 05-1 x thuế suất biếu thuế lũy tiến theo kỳ tính thuế
- Chỉ tiêu 25 số thuế nộp thừa: Là số thuế đã nộp thừa của cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay.
Số thuế nộp thừa = Chỉ tiêu 22 + Chỉ tiêu 23- Chỉ tiêu 24 ( thể hiện khi số liệu >0)
- Chỉ tiêu 26 số thuế còn phải nộp: Là số thuế còn phải nộp của cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay.
Số thuế còn phải nộp = Chỉ tiêu 24 – Chỉ tiêu 22 – Chỉ tiêu 23 ( thể hiện khi số liệu >0)