1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. Câu hỏi thường gặp về nghiệp vụ Thuế
  6. Tôi nhận được hóa đơn đầu vào là Hóa đơn điều chỉnh/thay thế thì Hạch toán và Kê khai như thế nào?

Tôi nhận được hóa đơn đầu vào là Hóa đơn điều chỉnh/thay thế thì Hạch toán và Kê khai như thế nào?

1. Mô tả

Người mua nhận được hoá đơn đầu vào là Hoá đơn điều chỉnh/Hoá đơn thay thế trong trường hợp như:

  • Khi hóa đơn gốc bị sai sót, người bán xuất HĐ thay thế / điều chỉnh cho hóa đơn bị sai sót đó.
  • Khi người mua trả lại hàng đã mua thì người bán xuất HĐ thay thế / điều chỉnh cho lô hàng trả lại đó.

Người mua cần xác định thuộc trường hợp nào bên dưới để Hạch toán và Kê khai:

  • HĐ điều chỉnh này là tăng hay giảm? Hoặc HĐ thay thế này là tăng hay giảm so với Hoá đơn gốc?
  • Thời điểm nhận HĐ điều chỉnh/thay thế thì hàng hoá liên quan Hoá đơn gốc vẫn còn tồn kho hay đã bán hết?

2. Hướng dẫn xử lý trên phần mềm

I – Nhận hóa đơn đầu vào là HOÁ ĐƠN ĐIỀU CHỈNH

1. Hạch toán và kê khai Hóa đơn điều chỉnh TĂNG đầu vào

a. Hạch toán

Trường hợp 1: Nếu thời điểm nhận hoá đơn HÀNG CÒN TỒN TRONG KHO

Bước 1: Hạch toán tăng Giá trị tồn kho bằng thao tác Kiểm kê kho, xem tại đây

Bước 2: Hạch toán tăng tiền thuế GTGT đầu vào:

  • Lập Chứng từ Nghiệp vụ khác
  • Tab Hạch toán: hạch toán Nợ TK 1331 / Có TK 111, 112, 331
  • Tab Thuế: nhập thông tin của Hoá đơn điều chỉnh (% Thuế, Ngày HĐ, Số HĐ,…)

Trường hợp 2: Nếu thời điểm nhận hoá đơn HÀNG ĐÃ BÁN HẾT

Hạch toán tăng Giá vốn hàng bán Tiền thuế GTGT đầu vào:

Nợ TK 632 / Có TK 11x, 331

Nợ TK 1331 / Có TK 11x, 331

  • Tab Thuế: nhập các thông tin của Hoá đơn điều chỉnh (Giá trị, % thuế, Tiền thuế, TK thuế, Ngày HĐ, Số HĐ,…)

b. Kê khai
Có 02 giải pháp: (Bạn nên tham khảo thêm CQT quản lý)

  • Giải pháp 1: Lập Tờ khai thuế GTGT bổ sung thuộc kỳ Hoá đơn gốc để điều chỉnh tăng các chỉ tiêu [23] [ 24] [25].
  • Giải pháp 2: Kê vào Tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại (tức là kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh), xem như hóa đơn GTGT mua vào bình thường (căn cứ vào ngày Hóa đơn điều chỉnh) 

2. Hạch toán và kê khai Hóa đơn điều chỉnh GIẢM đầu vào

a. Hạch toán

Trường hợp 1: Nếu thời điểm nhận hoá đơn HÀNG VẪN CÒN TỒN và CHỈ GIẢM GIÁ TRỊ (tức là KHÔNG giảm Số lượng)

Hạch toán giảm Giá trị tồn kho giảm Tiền thuế GTGT đầu vào trong chứng từ Giảm giá hàng mua

Lưu ý: Tại tab Hoá đơn, bạn nhập tay thông tin của Hoá đơn điều chỉnh giảm vào (Ký hiệu HĐ, Số HĐ, Ngày HĐ)

Trường hợp 2: Nếu thời điểm nhận hoá đơn HÀNG VẪN CÒN TỒN và VỪA GIẢM GIÁ TRỊ, VỪA GIẢM SỐ LƯỢNG

Bước 1: Hạch toán giảm Giá trị tồn kho giảm Tiền thuế GTGT đầu vào trong chứng từ Giảm giá hàng mua

Lưu ý: Tại tab Hoá đơn, bạn nhập tay thông tin của Hoá đơn điều chỉnh giảm vào (Ký hiệu HĐ, Số HĐ, Ngày HĐ)

Bước 2: Hạch toán giảm Số lượng tồn kho bằng thao tác Kiểm kê kho, xem tại đây

Trên chứng từ Kiểm kê kho:

  • Tích vào mục Kiểm kê giá trị
  • Cột Số lượng Theo kiểm kê: gõ số lượng còn lại sau khi đã giảm
  • Cột Giá trị Theo kiểm kê: gõ lại giá trị bằng với cột Giá trị Theo sổ kế toán (mục đích để khi Tính giá xuất kho, phần mềm sẽ không cập nhật thêm giá trị cho PXK từ kiểm kê)
  • Cất lại và nhấn Lập PX để sinh chứng từ Phiếu xuất kho từ kiểm kê.

Trường hợp 3: Nếu thời điểm nhận hoá đơn HÀNG ĐÃ BÁN HẾT

Hạch toán giảm Giá vốn hàng bán giảm Tiền thuế GTGT đầu vào:

Nợ TK 11x, 331 / Có TK 632

Nợ TK 11x, 331 / Có TK 1331

  • Tab Thuế:
    • Nhập các thông tin của Hoá đơn điều chỉnh (Giá trị, % thuế GTGT, Tiền thuế, TK thuế, Ngày HĐ, Số HĐ,…)

b. Kê khai
Có 02 giải pháp: (Bạn nên tham khảo thêm CQT quản lý)

  • Giải pháp 1: Lập Tờ khai thuế GTGT bổ sung thuộc kỳ Hoá đơn gốc để điều chỉnh giảm các chỉ tiêu [23] [ 24] [25].
  • Giải pháp 2: Kê vào Tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại (tức là kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh): Kê khai số âm hoặc trừ đi số tiền hàng, tiền thuế của Hóa đơn điều chỉnh giảm vào các chỉ tiêu [23] [24] [25].

3. Hạch toán và kê khai Hóa đơn điều chỉnh GIẢM đầu vào do Trả lại hàng mua

Trường hợp Người bán xuất Hoá đơn điều chỉnh giảm do người mua TRẢ LẠI HÀNG => khi người mua nhận được Hoá đơn điều chỉnh giảm này thì thực hiện ghi nhận giảm Số lượng và Giá trị hàng hoá.

a. Hạch toán

CÁCH 1: Lập chung Giảm giá trị, số lượng, tiền thuế trong chứng từ Hàng mua trả lại

Bước 1: Thực hiện theo hướng dẫn Tại đây (để Bước 3 sẽ nhập được thông tin Hoá đơn điều chỉnh)

Bước 2: Lập chứng từ Trả lại hàng mua để hạch toán.

Bước 3: Tại tab Hoá đơn, bạn nhập tay thông tin của Hoá đơn điều chỉnh giảm (Ký hiệu HĐ, Số HĐ, Ngày HĐ,…)\nhấn Cất

Bước 4: Vào lại mục Hệ thống\Tùy chọn\Hóa đơn\tích vào ôSử dụng HĐĐT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC”\nhấn Đồng ý.

Cách 2: Lập riêng từng bước Giảm giá trị, số lượng, tiền thuế

Xem tương tự mục 2. Hạch toán và kê khai Hóa đơn điều chỉnh GIẢM đầu vào tại Trường hợp 2: Nếu thời điểm nhận hoá đơn HÀNG VẪN CÒN TỒN và VỪA GIẢM GIÁ TRỊ, VỪA GIẢM SỐ LƯỢNG.

b. Kê khai
Có 02 giải pháp: (Bạn nên tham khảo thêm CQT quản lý)

  • Giải pháp 1: Lập Tờ khai thuế GTGT bổ sung thuộc kỳ Hoá đơn gốc để điều chỉnh giảm các chỉ tiêu [23] [ 24] [25].
  • Giải pháp 2: Kê vào Tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại (tức là kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh): Kê khai số âm hoặc trừ đi số tiền hàng, tiền thuế của Hóa đơn điều chỉnh giảm vào các chỉ tiêu [23] [24] [25].

II. Nhận hóa đơn đầu vào là HOÁ ĐƠN THAY THẾ

a. Hạch toán

Trường hợp 1: Hóa đơn gốc và Hóa đơn thay thế CÙNG KỲ kê khai hoặc chưa Kê khai thuế Hoá đơn gốc

Bước 1: Mở Chứng từ mua hàng của Hóa đơn gốc, nhấn Bỏ ghi\Sửa, chọn mục “Không kèm hóa đơn”\nhấn Cất.

Bước 2: Căn cứ vào thời điểm nhận Hóa đơn thay thế, vào phân hệ Mua hàng, tại Tab “Nhận hóa đơn” để khai báo thông tin của Hóa đơn thay thế, xem hướng dẫn tại đây

Nợ TK 1331 / Có TK 11x, 331

Trường hợp 2: Hóa đơn gốc và Hóa đơn thay thế KHÁC KỲ kê khai hoặc đã Kê khai thuế Hoá đơn gốc

Bước 1: Hóa đơn đầu vào (gốc) giữ nguyên.

Bước 2:

  • Khi lập Tờ khai bổ sung thuế GTGT thì ghi giảm các chỉ tiêu [23] [24] [25]
  • Sau khi cất Tờ khai bổ sung sẽ có nút Hạch toán ĐC, để hạch toán điều chỉnh giảm tiền thuế GTGT của Hóa đơn gốc

Nợ TK 331 / Có TK 1331, TK 33311

Bước 3: Lập Chứng từ nghiệp vụ khác để hạch toán tiền thuế GTGT của Hóa đơn thay thế

  • Tab Hạch toán: hạch toán Nợ TK 1331 / Có TK 111, 112, 331
  • Tab Thuế: nhập các thông tin của Hoá đơn thay thế (Giá trị, % thuế GTGT, Tiền thuế, TK thuế, Ngày HĐ, Số HĐ,…)

LƯU Ý: 

TRƯỜNG HỢP 1: Nếu Hoá đơn thay thế TĂNG số lượng, đơn giá, thành tiền so với Hoá đơn gốc

  • Nếu Hàng vẫn còn tồn trong kho: hạch toán tăng thêm Giá trị tồn kho bằng thao tác Kiểm kê kho, xem tại đây
  • Nếu Hàng đã bán hết: hạch toán tăng Giá vốn hàng bán trên Chứng từ nghiệp vụ khác:

Nợ TK 632 / Có TK 331,…

 

  • TRƯỜNG HỢP 2: Nếu Hoá đơn thay thế GIẢM số lượng, đơn giá, thành tiền so với Hoá đơn gốc
    • Nếu Hàng vẫn còn tồn trong kho: hạch toán giảm Giá trị tồn kho trêchứng từ Giảm giá hàng mua

b. Kê khai

Trường hợp 1: Hóa đơn gốc và Hóa đơn thay thế CÙNG KỲ kê khai thuế

Kê khai Hóa đơn thay thế vào Tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại (tức là kỳ phát sinh hóa đơn thay thế đó), như hóa đơn GTGT mua vào bình thường.

Trường hợp 2: Hóa đơn gốc và Hóa đơn thay thế KHÁC KỲ kê khai hoặc đã kê khai thuế của Hoá đơn gốc

Ví dụ: Quý I/2022 nhận Hóa đơn mua vào số 01. Quý III/2022 Nhà cung cấp Hủy hóa đơn số 01 và xuất hóa đơn thay thế số 08.

Bước 1: Lập tờ khai bổ sung Quý I/2022.

  • Tại các chỉ tiêu số [23] [24] [25]: gõ lại số tiền đã trừ đi hóa đơn đầu vào số 01 bị hủy.

Bước 2: Lập tờ khai lần đầu của Quý III/2022: kê khai lên Hóa đơn thay thế 08 vào Bảng kê mua vào (xem như là một hóa đơn đầu vào bình thường)

Bước 3: Trên tờ khai lần đầu của Quý III/2022, sẽ có thể xảy ra 01 trong 03 tình huống như sau:

Tình huống 1: Nếu sau khi lập tờ khai bổ sung Quý I/2022,  không phát sinh thêm tiền thuế phải nộp (Số giảm đi của hóa đơn gốc < số thuế được khấu trừ chuyển kỳ sau) Chỉ ảnh hưởng số thuế được khấu trừ  thì kê vào chỉ tiêu số [37] Điều chỉnh giảm.

Tình huống 2: Nếu sau khi lập tờ khai bổ sung Quý I/2022, làm giảm tiền thuế khấu trừ chuyển sang kỳ sau, đồng thời phát sinh tiền thuế phải nộp (Số thuế khấu trừ chuyển kỳ sau < số giảm đi của hóa đơn gốc) Thì lúc này sẽ phải nộp thuế GTGT phát sinh của Quý 1, tiền chậm nộp (nếu có) và điều chỉnh vào chỉ tiêu số [37] Điều chỉnh giảm.

Tình huống 3: Nếu sau khi lập tờ khai bổ sung Quý I/2022, Tờ khai Quý 1 không có thuế khấu trừ chuyển kỳ sau Tờ khai bổ sung làm tăng toàn bộ số thuế phải nộp ⇒ Lúc này chỉ nộp thuế GTGT, tiền chậm nộp (nếu có). Không kê vào chỉ tiêu số [37].

Cập nhật 16 Tháng Một, 2024
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan