1. Biểu hiện
Số tồn quỹ cuối kỳ bị âm, dương sai so với thực tế.
2. Giải pháp
Đối với dữ liệu hạch toán tách riêng từng năm tài chính
Bước 1: Kiểm tra lại số dư đầu kỳ
Đơn vị cần kiểm tra lại số dư tồn quỹ cuối kỳ trên báo cáo năm trước đã khớp với số đầu kỳ trên dữ liệu đang hạch toán.
- Nếu số dư đầu năm 2 bên chưa khớp, cần sửa lại theo số dư cuối năm trước theo số liệu đã báo cáo.
- Nếu số dư đầu năm đã khớp thì cần kiểm tra lại phát sinh thu/chi trong năm tài chính, chuyển qua bước 2
Bước 2: Kiểm tra phát sinh Thu/ Chi trong năm
Cần kiểm tra các chứng từ đã hạch toán đã đầy đủ thu/chi chứng từ phát sinh chưa – kế toán chủ động kiểm tra so với chứng từ thực tế phát sinh tại đơn vị so với số liệu đã nhập trên phần mềm.
Trên giao diện Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt:
- Kế toán thực hiện kiểm tra từng chứng từ đã hạch toán và mở sửa trực tiếp (nếu sai)
- Thực hiện nhập bổ sung chứng từ nếu thiếu
Sau đó in lại báo cáo và kiểm tra
Đối với dữ liệu hạch toán chung nhiều năm tài chính
Bước 1: Kiểm tra lại số dư đầu kỳ
Do hạch toán chung các năm tài chính trên 1 dữ liệu kế toán, nên tồn quỹ đầu năm sẽ chạy tự động dựa vào hạch toán các năm trước.
- Nếu xác định số tồn quỹ đầu kỳ bị sai, cần kiểm tra lại tất cả tồn quỹ, chứng từ hạch của các năm trước đó để xác định số liệu phát sinh sai từ thời điểm nào để thực hiện điều chỉnh. Điều chỉnh xong các năm trước số liệu tồn quỹ năm hiện tại sẽ tự động cập nhật theo.
- Nếu số dư đầu năm đã khớp thì cần kiểm tra lại phát sinh thu/chi trong năm tài chính, chuyển qua bước 2
Bước 2: Kiểm tra phát sinh Thu/ Chi trong năm
Cần kiểm tra các chứng từ đã hạch toán đã đầy đủ thu/chi chứng từ phát sinh chưa – kế toán chủ động kiểm tra so với chứng từ thực tế phát sinh tại đơn vị so với số liệu đã nhập trên phần mềm.
Trên giao diện Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt:
- Kế toán thực hiện kiểm tra từng chứng từ đã hạch toán và mở sửa trực tiếp (nếu sai)
- Thực hiện nhập bổ sung chứng từ nếu thiếu
Sau đó in lại báo cáo và kiểm tra