1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 4. Tính năng mới
  4. MISA SME 2023- Đáp ứng chính sách giảm thuế GTGT năm 2023 và các tính năng mới nổi bật khác

MISA SME 2023- Đáp ứng chính sách giảm thuế GTGT năm 2023 và các tính năng mới nổi bật khác

MISA chính thức phát hành MISA SME 2023 phiên bản R12. Phiên bản mới nhất của phần mềm kế MISA SME 2023 sẽ tiếp tục được cải tiến nhiều tính năng giúp kế toán nâng cao năng suất. Các tính năng ưu việt của phiên bản này có thể được kể đến như sau:

1. Đáp ứng nghiệp vụ hóa đơn điện tử theo chính sách giảm thuế GTGT áp dụng năm 2023.

Từ MISA SME 2023 – Phiên bản R12, Phần mềm tiếp tục đáp ứng nghiệp vụ xuất hóa đơn theo đúng chính sách giảm thuế GTGT trong năm 2023 (Từ 1/7/2023 đến 31/12/2023).

  • Hỗ trợ lập và phát hành hóa đơn điện tử có các mặt hàng thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo chính sách mới.
  • Cho phép lấy hóa đơn đầu ra áp dụng theo chính sách giảm thuế GTGT phát hành từ MISA meInvoice về để hạch toán – Tương tự như các hóa đơn khác.
  • Hỗ trợ lấy dữ liệu và xử lý hóa đơn đầu vào giảm thuế GTGT lấy về từ meInvoice – Tương tự như các hóa đơn khác

Tài liệu tham khảo: https://helpsme.misa.vn/2023/kb/dap-ung-hoa-don-dien-tu-ap-dung-theo-chinh-sach-giam-thue-gtgt-moi-tren-misa-sme/

2. Cho phép tùy chọn thiết lập hạch toán hóa đơn đầu vào theo ngày ký hay ngày lập hóa đơn tùy theo nhu cầu đơn vị.

Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP

“1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”

Và 1 số trường hợp khác quy định tại Khoản 4, Điều 9 của nghị định này.

Đồng thời, căn cứ theo Khoản 9, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

“9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.”

Căn cứ theo Công văn số 1586/TCT-CS ngày 04/05/2023 của Tổng cục thuế:

“…trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì nếu thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh cùng thời điểm hoặc sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ:

– Người bán thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo thời điểm lập hóa đơn;

– Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.”

Do hiện tại, khi hạch toán hóa đơn đầu vào lấy về từ meInvoice, ngày hạch toán, ngày chứng từ trên phần mềm đang ngầm định lấy theo ngày lập hóa đơn.

Vì vậy để đảm bảo tính chính xác khi kê khai thuế, chương trình cho phép người dùng chủ động chọn thiết lập hạch toán hóa đơn đầu vào theo ngày ký hóa đơn hoặc ngày lập hóa đơn trên menu Hệ thống\Tùy chọn\Mua hàng

  • Nếu tích chọn: Khi lập chứng từ từ hóa đơn đầu vào thì ngày hạch toán và ngày chứng từ sẽ lấy theo ngày ký trên hóa đơn. Nếu không có thông tin ngày ký thì lấy theo ngày hóa đơn.
  • Nếu không tích chọn: Khi lập chứng từ từ hóa đơn đầu vào thì ngày hạch toán và ngày chứng từ sẽ lấy theo ngày hóa đơn.

Tài liệu tham khảo: https://helpsme.misa.vn/2023/kb/thietlap_hethong/#6-mua-hang

3. Cung cấp mẫu in “Giấy báo có” khi lập phiếu chi tiền mặt mang gửi tiền vào ngân hàng.

Khi phát sinh nghiệp vụ mang tiền mặt gửi vào ngân hàng, kế toán sẽ lập và in phiếu chi tại phân hệ Quỹ trên phần mềm. Tuy nhiên mẫu Giấy báo có phản ánh nghiệp vụ này lại chỉ in được trên phân hệ Ngân hàng.

Với 1 số đơn vị không sử dụng giấy báo có theo mẫu ngân hàng trả về mà cần in mẫu giấy báo có có số chứng từ đáp ứng nhu cầu quản lý riêng để phục vụ công tác lưu trữ. Do vây, kế toán đang mất thời gian và công sức để lập mẫu Giấy báo có bằng file excel.

Vì thế, MISA SME 2023 – R12 đã cung cấp mẫu in Giấy báo có cho nghiệp vụ lập phiếu chi tiền mặt mang gửi tiền vào ngân hàng trên phân hệ Quỹ, giúp người dùng tiết kiệm thời gian in và hạn chế thao tác chỉnh sửa thủ công như trước đây.

Với các tính năng ưu việt trên, phần mềm kế toán MISA SME 2023 phiên bản R12 chắc chắn sẽ giúp công tác kế toán trong doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, tạo ra sự khác biệt to lớn về lợi nhuận.

Xem thêm các tính năng khác tại https://helpsme.misa.vn/2023/kb/tinh-nang-moi/

 

Cập nhật 29 Tháng Sáu, 2023
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan