Báo cáo Mua hàng

Danh sách báo cáo mua hàng

STT Tên báo cáo Ý nghĩa Hướng dẫn lập báo cáo
1 Tổng hợp mua hàng Tổng hợp tình hình mua hàng, trả lại hàng mua, giảm giá hàng mua của tất cả các mặt hàng, theo nhà cung cấp, nhân viên, công trình
1.1 Tổng hợp mua hàng theo mặt hàng Biết được giá trị mua chi tiết đến từng mặt hàng, mặt hàng nào đang mua nhiều nhất?
1.2 Tổng hợp mua hàng theo NCC Biết được với mỗi NCC đơn vị đã mua bao nhiêu tiền hàng, đang mua với NCC nào nhiều nhất?
1.3 Tổng hợp mua hàng theo mặt hàng và nhân viên mua hàng Biết được mỗi mặt hàng đang được mua bởi nhân viên nào?
2 Sổ chi tiết mua hàng Ghi chép chi tiết các nghiệp vụ mua hàng, trả lại hàng mua, giảm giá hàng mua theo từng chứng từ phát sinh của một hoặc nhiều mặt hàng
2.1 Sổ chi tiết mua hàng theo NCC, Nhân viên mua hàng Biết được mỗi nhân viên mua hàng đang mua hàng với những Nhà cung cấp nào, mỗi Nhà cung cấp phát sinh những đơn hàng nào?
3 Sổ nhật ký mua hàng Ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng loại tồn kho của đơn vị: như hàng hóa, nguyên vật liệu…theo thời gian chi tiết theo từng chứng từ phát sinh
4 Tổng hợp công nợ phải trả nhà cung cấp Phản ánh tình hình công nợ phải trả nhà cung cấp của đơn vị theo nhân viên mua hàng, công trình, đơn mua hàng, hợp đồng mua Xem tại đây
4.1 Tổng hợp công nợ phải trả nhà cung cấp theo nhân viên Biết được mỗi nhân viên mua hàng với những Nhà cung cấp nào, công nợ phải trả là bao nhiêu?
4.2 Tổng hợp công nợ phải trả nhà cung cấp theo công trình/hợp đồng mua Biết được với mỗi Công trình/Hợp đồng mua, phát sinh công nợ phải trả với những nhà cung cấp nào? số tiền phải trả là bao nhiêu?
5 Chi tiết công nợ phải trả nhà cung cấp Phản ánh tình hình công nợ phải trả của một nhà cung cấp theo từng tài khoản công nợ, chi tiết theo từng chứng từ phát sinh, nhân viên mua hàng, công trình, đơn mua hàng, hợp đồng mua
5.1 Chi tiết công nợ phải trả theo hóa đơn Biết được chi tiết công nợ phải trả tương ứng với từng hóa đơn mua hàng
6 Chi tiết công nợ phải trả theo hóa đơn Phản ánh công nợ phải trả của một nhà cung cấp chi tiết theo từng hóa đơn mua hàng: giá trị hóa đơn, số đã trả, số còn phải trả  

 

7 Phân tích công nợ phải trả theo tuổi nợ Phân tích công nợ phải trả theo tuổi nợ chia ra làm không có hạn nợ, công nợ phải trả trước hạn (theo các nhóm trước hạn như 0-30 ngày, 31-60 ngày…), công nợ phải trả quá hạn (theo nhóm quá hạn 0-30 ngày, 31-60 ngày….)… nhằm giúp kế toán thống kê được trong số còn nợ nhà cung cấp thì có bao nhiêu là nợ trước hạn và bao nhiêu nợ quá hạn theo từng nhóm tuổi nợ
8 Chi tiết công nợ phải trả theo tuổi nợ Biết được số công nợ còn phải trả nhà từng nhà cung cấp, từng hạn nợ, từng chứng từ mua hàng, từng hóa đơn mua hàng.
9 Tình hình thực hiện đơn mua hàng Theo dõi được tình hình thực hiện đơn mua hàng để kịp thời thu thập chứng từ và có kế hoạch mua hàng hợp lý
10 Thống kê số lượng giao nhận hàng hóa theo đơn mua hàng Thống kê số lượng hàng đã nhận trong kỳ căn cứ theo các chứng từ mua hàng lập từ đơn mua hàng trong kỳ báo cáo.
11 Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ phải trả Tổng hợp công nợ phát sinh trong kỳ và tồn cuối kỳ của từng nhà cung cấp để làm căn cứ đối chiếu xác nhận nợ với nhà cung cấp
12 Thông báo công nợ với nhà cung cấp Lập được thông báo công nợ bao gồm danh sách các chứng từ làm tăng giảm công nợ và số dư công nợ đầu kỳ, cuối kỳ với từng nhà cung cấp, thuận tiện cho công tác đối chiếu, xác nhận số liệu.
13 Tổng hợp công nợ phải trả theo chi nhánh, phòng ban Tổng hợp tình hình phát sinh và thanh toán công nợ cho tất cả các nhà cung cấp theo đơn vị kinh doanh, theo từng công nợ và loại tiền.
14 Tình hình thực hiện hợp đồng mua Phân tích tình hình tiến độ mua hàng chi tiết theo từng mã hàng theo hợp đồng mua đã phát sinh trong kỳ: Số lượng đặt, số lượng đã nhận, số lượng chưa nhận, số lượng còn lại và các giá trị liên quan.
Cập nhật 15 Tháng Năm, 2023
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
Tổng đài MISA