1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. Câu hỏi thường gặp về nghiệp vụ Hóa đơn điện tử
  6. Xuất và hạch toán hóa đơn điện tử áp dụng theo nghị quyết 43/2022/QH15, nghị định 15/2022/NĐ-CP trên MISA SME

Xuất và hạch toán hóa đơn điện tử áp dụng theo nghị quyết 43/2022/QH15, nghị định 15/2022/NĐ-CP trên MISA SME

1. Nội dung

Đối với khách hàng đang sử dụng MISA SME2022 R10 trở về trước: Tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết tại đây

Từ MISA SME 2022 – Phiên bản R11, Phần mềm đáp ứng nghiệp vụ xuất hóa đơn theo đúng chính sách giảm thuế GTGT tại Nghị quyết 43/2022/QH15, Nghị định 15/2022/NĐ-CP trong năm 2022, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:  Giảm 2% thuế suất thuế GTGT (áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%) đã được quy định cụ thể tại Điều 3, khoản 1 của Nghị quyết).
  • Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu (tỷ lệ % trên doanh thu): giảm 20% trên tỷ lệ % tính thuế GTGT.
2. Hướng dẫn

Với DN xuất hóa đơn GTGT theo phương pháp khấu trừ

Xem video hướng dẫn

Chi tiết thực hiện:

Bước 1: Điều chỉnh lại loại thuế suất thuế GTGT của vật tư, hàng hóa thuộc loại được miễn giảm thuế GTGT theo NQ43 trên danh mục khai báo VTHH từ thuế suất 10% về thuế suất 8%.

Lưu ý: Sử dụng tiện ích Tra cứu mặt hàng giảm thuế theo NQ43/2022/QH15 trong Danh mục/Vật tư hàng hóa để thuận tiện hơn trong việc xác nhận HHDV được giảm hay không giảm thuế GTGT, và cập nhật nhanh thuế suất thuế GTGT của VTHH

Người dùng điều chỉnh theo 1 trong 3 cách sau trên Danh mục\Vật tư hàng hóa

  • Cách 1: Sửa hàng loạt vật tư hàng hóa:

Cho phép người dùng chọn cùng lúc nhiều vật tư hàng hóa (có cùng tính chất) thuộc nhóm HHDV được giảm thuế GTGT, và sửa hàng loạt Thuế suất GTGT (%) về loại thuế suất 8%. Tham khảo hướng dẫn chi tiết tại đây.

  • Cách 2: Sửa từng vật tư hàng hóa:

Trong bảng chi tiết vật tư hàng hóa cần sửa, chọn lại loại Thuế suất GTGT (%) thành loại thuế suất 8%

  • Cách 3: Nhập khẩu cập nhật bằng file excel
    • Trên giao diện danh sách Vật tư hàng hóa, nhấn Xuất khẩu, tích chọn thông tin xuất khẩu là Thuế suất GTGT
    • Nhấn Đồng ý

    • Chỉnh sửa cột thuế suất GTGT về 8% của những VTHH thuộc đối tượng được giảm thuế  trong file excel vừa tải về

    • Chọn Nhập khẩu trên thanh công cụ  và chọn tới file excel vừa chỉnh sửa
    • Tích chọn Phương thức nhập khẩu là Nhập khẩu ghi đè để cập nhật file excel vừa chỉnh sửa lên phần mềm.

    • Thực hiện tiếp các bước nhập khẩu excel theo hướng dẫn tương tự tại đây

Bước 2:  Sửa mẫu hóa đơn (Chỉ thực hiện bước này đối với đơn vị sử dụng mẫu hóa đơn điện tử có nhiều loại thuế suất)

Đối với đơn vị sử dụng mẫu hóa đơn điện tử có nhiều loại thuế suất, trong đó có thuế suất thuế GTGT 8%:

Bước 3: Lập và phát hành hóa đơn

  • Lập hóa đơn, chứng từ bán hàng kèm hóa đơn như bình thường nếu trước đó đã chỉnh sửa thuế suất GTGT của vật tư hàng hóa là 8%
  • Trong trường hợp chưa chỉnh sửa thuế suất VTHH, khi lập hóa đơn, tại dòng chi tiết hàng hóa, người dùng lưu ý chọn loại thuế suất 8% tại cột “% thuế GTGT”.

  • Khi Phát hành HĐĐT, nhấn Xem hóa đơn để kiểm tra nội dung hóa đơn trước khi phát hành.

Với DN xuất hóa đơn bán hàng theo phương pháp trực tiếp

Xem phim hướng dẫn

Chi tiết thực hiện:

1. Phần mềm bổ sung trên Hệ thống\Tùy chọn\Hóa đơn: Tùy chọn Giảm 20% thuế GTGT trong năm 2022 theo Nghị quyết 43/2022/QH15 

  • Không tích chọn: Chương trình vẫn giữ nguyên cách làm như trước đây. (Nghĩa là tại doanh nghiệp không phát sinh các mặt hàng được giảm 20% thuế GTGT theo Nghị quyết 43).
  • Tích chọn: Chương trình bổ sung thêm tickbox Giảm 20% thuế GTGT theo NQ43/2022/QH15 trên giao diện chi tiết các chứng từ, khi người dùng tích chọn thì phần mềm sẽ tự động tính toán ra mức thuế GTGT còn phải nộp theo Nghị quyết 43.

Lưu ý: Phần mềm ngầm định tích chọn sẵn tùy chọn này đối với dữ liệu chuyển đổi. Nếu đơn vị không có phát sinh hóa đơn giảm thuế GTGT thì vào menu Hệ thống\Tùy chọn\Hóa đơn => Bỏ tích “Giảm 20% thuế GTGT trong năm 2022 theo Nghị quyết 43/2022/QH15”.

2. Chương trình bổ sung tùy chọn Giảm 20% thuế GTGT theo Nghị quyết 43 trên giao diện lập chứng từ.

  • Các chứng từ đáp ứng bao gồm:
    • Chứng từ bán hàng (Bán hàng trong nước)
    • Hóa đơn bán hàng.
    • Hóa đơn điều chỉnh
    • Trả lại hàng mua
  • Khi người dùng tích chọn Giảm 20% thuế GTGT theo Nghị quyết 43 thì giao diện chi tiết chứng từ sẽ bổ sung các cột sau:
    • Tiền thuế được giảm
    • Tiền thuế GTGT được giảm quy đổi – Chỉ hiển thị khi người dùng sử dụng loại tiền là ngoại tệ.
    • TK thuế GTGT
  • Nhập thông tin chứng từ bán hàng, chọn nhóm ngành nghề. Khi đó chương trình sẽ tự động tính toán ra số tiền thuế GTGT được giảm trừ.

  • Nhấn Cất. 
  • Đồng thời, phần mềm tự động hạch toán số thuế được giảm vào số tiền phải thu của khách hàng (Nợ 3331/Có 131, 111,112,…)

  • Nhấn Phát hành HĐĐT. Trên cửa sổ phát hành, nhấn Xem hóa đơn để kiểm tra nội dung hóa đơn trước khi phát hành. Khi đó, trên hóa đơn hiển thị ghi chú phần thuế GTGT được giảm trừ 20%

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhiều hàng hóa dịch vụ, thì kế toán cần lập riêng hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm 20% thuế GTGT.

3. Lưu ý
  • Đối với hóa đơn điện tử, nếu ngày hóa đơn không thuộc khoảng thời gian từ 01/02/2022 đến hết 31/12/2022, phần mềm sẽ cảnh báo và không cho phát hành.
  • Với hóa đơn tự in, đặt in, người dùng có thể vào trường tự sửa mẫu hóa đơn theo quy định. Xem hướng dẫn tại đây.
  • Phần mềm cho phép nhập khẩu từ excelnhập khẩu dữ liệu định dạng xml các hóa đơn bán hàng, chứng từ bán hàng với thuế suất thuế GTGT 8%
  • Chương trình cũng cho phép nhập khẩu từ excel các hóa đơn bán hàng, chứng từ bán hàng giảm 20% thuế GTGT theo nghị quyết 43/2022/QH15 bằng cách nhập liệu tại cột “Là HĐ giảm thuế NQ43” trong mẫu nhập khẩu .
    • Nếu nhập “0” hoặc để trống: Chứng từ bán hàng, hóa đơn bán hàng không giảm thuế GTGT.
    • Nếu nhập “1“: Chứng từ bán hàng, hóa đơn bán hàng có giảm thuế GTGT.

 

 

Cập nhật 7 Tháng Sáu, 2023
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan