1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. Câu hỏi thường gặp về nghiệp vụ Hóa đơn điện tử
  6. Một số câu hỏi thường gặp với hóa đơn điện tử khi hết năm dành cho các khách hàng đang sử dụng MISA SME

Một số câu hỏi thường gặp với hóa đơn điện tử khi hết năm dành cho các khách hàng đang sử dụng MISA SME

1. Điểm cần chú ý với ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn khi hết năm (N) chuyển sang năm (N+1).

Câu hỏi 1: Đơn vị đang sử dụng MISA SME có cần phải làm gì để thay đổi ký hiệu hóa đơn từ năm (N) sang năm (N+1) không?

Trả lời:
Đơn vị không cần làm bất cứ thao tác gì để thay đổi ký hiệu hóa đơn điện tử.
Khi phát hành hóa đơn, phần mềm tự động chuyển ký hiệu theo ngày hóa đơn. Ký hiệu hóa đơn có sự thay đổi ở kí tự số 3, 4. (Thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch). Ví dụ:

    • Ngày hóa đơn thuộc năm N: Ký hiệu HĐ là 1C(N)TYY
    • Ngày hóa đơn thuộc năm N+1: Ký hiệu HĐ là 1C(N+1)TYY

Ví dụ: Chọn lại ngày tháng hóa đơn từ năm 2022 sang năm 2023, thì chương trình sẽ tự chuyển ký hiệu hóa đơn từ 1K22TSL sang 1K23TSL.

Xem chi tiết cách thức chuyển đổi ký hiệu hóa đơn trên MISA SME tại đây.

Câu hỏi 2: Số hóa đơn có thay đổi gì khi hết năm (N), bắt đầu năm (N+1) không?

Trả lời:
Căn cứ “Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP”, phần mềm cũng sẽ tự động đánh lại số hóa đơn với thứ tự là số 1 cho hóa đơn đầu tiên của năm (N+1) tương ứng với từng ký hiệu hóa đơn.
Xem chi tiết cách thức chuyển đổi ký hiệu, số hóa đơn trên MISA SME tại đây.

2. Các câu hỏi liên quan đến hóa đơn điện tử áp dụng theo Nghị quyết 43/2022/QH15

Câu hỏi 1:
a) Làm thế nào để cập nhật lại danh mục VTHH từ thuế suất 8% sang 10% hàng loạt để sang năm 2023 phát hành?
b) Khi sửa lại hàng loạt thuế suất như vậy có ảnh hưởng gì tới hóa đơn đã phát hành trước đó hay không?

Trả lời:
a) Người dùng có thể điều chỉnh lại thuế suất từ 8% về 10% theo hướng dẫn chi tiết tại đây.

b) Khi sửa lại hàng loạt thuế suất như vậy thì không ảnh hưởng gì tới các hóa đơn điện tử giảm thuế GTGT đã phát hành trước đó.

Câu hỏi 2: Hóa đơn có nghiệp vụ phát sinh năm 2022, đủ điều kiện giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15 chưa kịp xuất tại thời điểm 31/12/2022. Nếu xuất sang năm 2023 có được hưởng thuế suất theo Nghị quyết 43/2022/QH15 không?

Trả lời:
Căn cứ theo Nghị quyết 43/2022/QH15, Nghị định 15/2022/NĐ-CP, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Bên cạnh đó, thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa, thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Và, Hóa đơn điện tử được lập phải có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nếu thời điểm lập hóa đơn khác thời điểm ký số thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn, phù hợp với quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
==> Như vậy, Hóa đơn xuất tại thời điểm nào thì áp dụng quy định tại thời điểm đó. Hóa đơn xuất năm 2023 sẽ không được tiếp tục áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Câu hỏi 3: Nếu người dùng phát hiện hóa đơn áp dụng Nghị quyết 43/2022/QH15 năm 2022 có sai sót thì xử lý như thế nào?

Trả lời:
Khi phát hiện hóa đơn giảm thuế GTGT đã xuất năm 2022 có sai sót, người dùng cần thực hiện các bước như sau:

 

 

Cập nhật 28 Tháng Mười Hai, 2022
Chia sẻ bài viết hữu ích này

Bài viết này hữu ích chứ ?

Bài viết liên quan